Thạc Sĩ Tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ Thực trạng và những vấn đề đặt ra

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/9/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vii
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
    1.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng ngân sách của
    chính phủ 7
    1.2. Các nghiên cứu về thực trạng ngân sách và các chính sách nhằm
    cân bằng, tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ . 9
    1.3. Các nghiên cứu về triển vọng ngân sách và những vấn đề đặt ra . 18
    1.4. Nhận xét chung về kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan 21
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ
    TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ 24
    2.1. Ngân sách chính phủ . 24
    2.2. Cơ sở lý luận về cân bằng và tái cân bằng ngân sách của chính phủ . 29
    2.3. Chính sách tài khóa nhằm cân bằng ngân sách của chính phủ . 44
    2.4. Kinh nghiệm xử lý mất cân bằng ngân sách ở một số quốc gia trên
    thế giới 50
    Chương 3. THỰC TRẠNG TÁI CÂN BẰNG NGÂN SÁCH CỦA
    CHÍNH PHỦ MỸ 64
    3.1. Ngân sách của chính phủ Mỹ trước thời Tổng thống Obama . 64
    iii
    3.2. Quá trình tái cân bằng ngân sách chính phủ dưới thời Tổng thống
    Obama 76
    Chương 4. TRIỂN VỌNG NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ MỸ VÀ NHỮNG
    VẤN ĐỀ ĐẶT RA 110
    4.1. Triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ 110
    4.2. Những vấn đề đặt ra 125
    4.3. Hàm ý chính sách cho Việt Nam 141
    KẾT LUẬN . 146
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
    TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
    ADB Asian Development
    Bank
    Ngân hàng Phát triển châu Á
    ARRA American Recovery and
    Reinvestment Act
    Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư
    ASEAN Association of Southeast
    Asian Nations
    Hiệp hội các quốc gia Đông
    Nam Á
    BCA Budget Control Act Đạo luật Kiểm soát Ngân sách
    BHXH Bảo hiểm xã hội
    CBO Congressional Budget
    Office
    Văn phòng Ngân sách Quốc hội
    CBPP Center on Budget and
    Policy Priorities
    Trung tâm về Ngân sách và Các
    ưu tiên chính sách
    ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu
    Âu
    EU European Union Liên minh Châu Âu
    GFS Government Finance
    Statistics
    Cẩm nang thống kê tài chính
    chính phủ
    IMF International Monetary
    Fund
    Quỹ tiền tệ quốc tế
    NATO North Atlantic Treaty
    Organization
    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
    Dương
    NS
    NSNN
    Ngân sách
    Ngân sách Nhà nước
    OBRA Omnibus Budget Đạo luật Tái lập Ngân sách tổng
    v
    Reconciliation Act thể
    OECD Organization for
    Economic Cooperation
    and Development
    Tổ chức Hợp tác và Phát triển
    Kinh tế
    OMB Office of Management
    and Budget
    Văn phòng Quản lý và Ngân
    sách
    SIPRI Stockholm International
    Peace Research Institute
    Viện Nghiên cứu Hòa bình
    Quốc tế Stockholm
    TANF Temporary Assistance
    for Needy Families
    Chương trình trợ giúp tạm thời
    cho những gia đình nghèo
    TARP Troubled Asset Relief
    Program
    Chương trình Giải cứu Tài sản
    xấu
    TNCN Thu nhập cá nhân
    TNDN Thu nhập doanh nghiệp
    WB World Bank Ngân hàng thế giới
    vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    TT Tên bảng Trang
    Bảng 2.1. Các khoản mục thu và chi ngân sách của chính phủ theo cách xác
    định của ECB 28
    Bảng 3.1: Tỷ lệ thặng dư (thâm hụt) ngân sách/ GDP trong thập niên 1990 69
    Bảng 3.2: Ngân sách Liên bang 2001-2008 73
    Bảng 3.3: Sự tăng giảm các khoản mục thu ngân sách của chính phủ Mỹ,
    giai đoạn 2008-2013 . 78
    Bảng 3.4: Thu, chi ngân sách, thâm hụt ngân sách và nợ công của chính
    phủ Mỹ, 2008-2014 . 79
    Bảng 3.5: Các khoản mục chi ngân sách của chính phủ Mỹ trong giai đoạn
    2008-2013 . 81
    Bảng 4.1. Số liệu thực tế và dự báo về thâm hụt ngân sách và nợ công của
    Mỹ . 121
    Bảng 4.2. Quyết toán thu chi cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam
    giai đoạn 2008-2014 . 141
    vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    TT Tên hình Trang
    Hình 2.1. Các yếu tố quyết định cân đối ngân sách của chính phủ Mỹ 43
    Hình 2.2. Các công cụ của chính sách tài khóa tác động tới tổng cầu của
    nền kinh tế. 45
    Hình 2.3: Đường cong Laffer 48
    Hình 2.4. Cân đối ngân sách của chính phủ Nhật Bản theo tỷ lệ % GDP,
    giai đoạn 1990-2015 . 50
    Hình 2.5. Thâm hụt ngân sách theo tỷ lệ % GDP ở các quốc gia EU, giai
    đoạn 2006-2014. . 51
    Hình 3.1. Thâm hụt/ Thặng dư ngân sách theo tỷ lệ % GDP của chính phủ
    Mỹ 1974-1995. 64
    Hình 3.2. So sánh chi tiêu và tổng thu ngân sách dưới thời tổng thống Bill
    Clinton và dưới thời Tổng thống Bush . 74
    Hình 3.3: Thâm hụt/ Thặng dư ngân sách theo tỷ lệ % GDP, giai đoạn
    2001-2009 . 75
    Hình 3.4. Nợ do công chúng nắm giữ theo tỷ lệ % GDP, giai đoạn 2001-2009 75
    Hình 3.5. Tổng thâm hụt ngân sách so với mức tăng nợ công 2001-2013 . 80
    Hình 3.6. Cơ cấu chi tiêu ngân sách của Mỹ năm tài khóa 2010 82
    Hình 3.7. Các yếu tố gây ra thâm hụt ngân sách (nghiên cứu của CBPP) 84
    Hình 3.8. Tỷ lệ % nợ công/ GDP của chính phủ Mỹ từ năm 1990 . 91
    Hình 3.9. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ từ 2008-2015. 107
    Hình 3.10. Tốc độ tăng GDP thực tế của Mỹ từ 1990-2015. 108
    Hình 4.1. Các khoản mục chi tiêu ngân sách của Mỹ, thực tế và dự báo, giai
    đoạn 1965-2025. . 119
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, trên thế giới, thâm hụt ngân sách nhà nước diễn ra tương đối
    phổ biến và là một vấn đề hết sức phức tạp, có tác động rộng lớn đối với các
    hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới
    đều quan tâm đến thâm hụt ngân sách và chính sách tài khóa nhằm cân bằng
    ngân sách của chính phủ. Cân bằng ngân sách chính phủ có thể coi là cơ sở
    nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và là điều kiện cần thiết để duy trì
    sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.
    Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi tác động của suy
    thoái kể từ sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình hình thâm hụt ngân sách
    chính phủ ở một số quốc gia cũng trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Việc dự
    toán thu chi ngân sách và cân bằng ngân sách nhà nước là một mục tiêu khó
    thực hiện đối với nhiều quốc gia.
    Tại Mỹ, sau khủng hoảng tài chính năm 2008, tình trạng thâm hụt ngân
    sách càng trở nên trầm trọng. Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ năm
    2009 đã xấp xỉ mức 10% GDP. Trước đây, trong lịch sử nước Mỹ, thâm hụt
    ngân sách liên bang đã nhiều lần chạm mốc 10% GDP, đó là các thời điểm
    trong và sau cuộc Nội chiến (1865), Chiến tranh thế giới (1918, 1919), và Thế
    chiến II (1942-1945). Thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài sau khủng
    hoảng đã khiến cho nợ công ở Mỹ tăng cao. Đến năm 2013, nhờ các nỗ lực
    nhằm cân bằng tài khóa ở quốc gia này, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã giảm
    xuống còn 680 tỷ USD, chỉ chiếm 4,1% GDP, tuy nhiên nợ công vẫn tiếp tục
    tăng cao và nền kinh tế Mỹ vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn [56].
    Tình trạng mất cân bằng ngân sách kéo dài đã đặt ra những vấn đề
    thách thức và những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với nền kinh tế
    và xã hội Mỹ. Trong thời gian qua, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện
    pháp nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề này, song câu hỏi đặt ra là các biện pháp
    này trên thực tế có hiệu quả như thế nào.
    2
    Việc nghiên cứu quá trình tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ sẽ
    nhằm giải quyết các nội dung trên và nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan
    trọng trong quá trình nghiên cứu về nền kinh tế Mỹ, các chính sách và tác
    động của các chính sách đó đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ hiện nay,
    từ đó rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc thực hiện mục
    tiêu cân bằng thu chi ngân sách, tiến tới ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trên
    thế giới và Việt Nam, những nghiên cứu về ngân sách của chính phủ Mỹ hầu
    hết chỉ đi sâu vào khai thác các khía cạnh cụ thể của quá trình tái cân bằng
    ngân sách mà chưa có nghiên cứu nào phân tích một cách tổng thể và hệ
    thống về những động lực thúc đẩy tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ
    và đánh giá kết quả của chính sách tài khóa nhằm tái cân bằng ngân sách dưới
    thời Tổng thống Obama, dự báo triển vọng và xem xét những vấn đề đặt ra từ
    xu hướng cân bằng tài khóa của chính phủ Mỹ trong tương lai. Chính vì
    những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Tái cân bằng ngân sách của chính phủ
    Mỹ: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” nhằm làm rõ những vấn đề liên quan
    đến tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ, những vấn đề đặt ra và hy vọng
    có thể rút ra những hàm ý chính sách tài khóa cho Việt Nam trong giai đoạn
    hiện nay.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chính của luận án là phân tích thực trạng quá trình tái cân
    bằng ngân sách của chính phủ Mỹ qua các thời kỳ, đặc biệt là dưới thời Tổng
    thống Obama, xem xét những vấn đề đặt ra từ xu hướng ngân sách của chính
    phủ Mỹ trong tương lai đối với kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới, từ đó rút ra
    những hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sẽ làm rõ các vấn đề sau:
    (1) Luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến ngân sách của chính
    phủ và tái cân bằng ngân sách.
    3
    (2) Phân tích thực trạng ngân sách của Mỹ và rút ra những nguyên nhân
    dẫn đến mất cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ từ sau khủng hoảng 2008
    đến 2015.
    (3) Phân tích và đánh giá các biện pháp chính sách tài khóa để chính
    phủ thực hiện mục tiêu cân bằng, tái cân bằng ngân sách trong một số giai
    đoạn lịch sử và dưới thời Tổng thống Obama.
    (4) Đưa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách Mỹ trong giai đoạn
    2016-2025.
    (5) Phân tích những vấn đề đặt ra từ xu hướng ngân sách của chính phủ
    Mỹ trong tương lai đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, qua đó rút
    ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: ngân sách liên bang của
    chính phủ Mỹ, cân bằng ngân sách (mối quan hệ giữa thu và chi ngân sách)
    và các chính sách của chính phủ Mỹ nhằm tái cân bằng ngân sách qua các
    thời kỳ, trong đó chủ yếu tập trung vào thời Tổng thống Obama (sau khủng
    hoảng tài chính năm 2008).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về thực trạng và chính sách tài
    khóa nhằm tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ chủ yếu trong khoảng
    thời gian từ sau khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 đến năm 2015, song đề
    tài cũng đánh giá sơ lược về thực trạng và các chính sách tài khóa nhằm tái
    cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton
    (1993-2001) và dưới thời Tổng thống G.W. Bush (2002-2008) để có sự so
    sánh, và đồng thời đề tài cũng đưa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách
    của chính phủ Mỹ đến năm 2025.
    Phạm vi không gian: Phạm vi không gian của đề tài chủ yếu tập trung
    vào chính phủ liên bang Mỹ. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích kinh nghiệm
    4
    về xử lý mất cân bằng ngân sách của các chính phủ một số quốc gia EU, châu
    Á và rút ra hàm ý chính sách đối với chỉnh phủ Việt Nam.
    Phạm vi nội dung: Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: các vấn
    đề lý luận về ngân sách và cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ, thực trạng ngân
    sách Mỹ, chính sách tài khóa của chính phủ Obama nhằm tái cân bằng ngân sách,
    dự báo triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ, những thách thức và những vấn
    đề đặt ra đối với nền kinh tế thế giới, hàm ý chính sách cho Việt Nam.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng
    để xem xét và đánh giá thực trạng ngân sách, các chính sách nhằm tái cân
    bằng ngân sách của các chính quyền Tổng thống Mỹ trong mối quan hệ tác
    động qua lại lẫn nhau và tác động tới nền kinh tế, thông qua một quá trình
    thường xuyên vận động và phát triển.
    Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương
    pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:
    - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án phân tích các quan điểm
    về ngân sách và cân bằng ngân sách, các thông tin và số liệu thống kê kinh tế
    để có những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học,
    phù hợp với lý luận và thực tế về thực trạng trạng ngân sách và cân bằng ngân
    sách ở Mỹ cũng như một số quốc gia trên thế giới.
    - Phương pháp kế thừa (sử dụng tài liệu và số liệu thứ cấp, thống kê
    kinh tế): Để thực hiện luận án, tác giả có sử dụng những kết quả đã nghiên
    cứu và được công bố trong và ngoài nước, các số liệu thống kê kinh tế từ các
    công trình nghiên cứu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Số liệu được
    sử dụng trong luận án là số liệu thống kê, các báo cáo của các tổ chức, cơ
    quan có uy tín như: Văn phòng Ngân sách quốc hội, Bộ Tài chính Mỹ, Bộ Tài
    chính Việt Nam, Bên cạnh đó, luận án cũng tham khảo các công trình
    nghiên cứu của các cá nhân được công bố trên sách, báo, tạp chí trong và
    ngoài nước.
    5
    - Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian
    để làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các giai đoạn,
    đồng thời phương pháp so sánh cũng được sử dụng để so sánh nỗ lực cân
    bằng ngân sách của một quốc gia khác để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh
    giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả sẽ sử dụng phương pháp
    nghiên cứu diển hình về kinh nghiệm xử lý mất cân bằng ngân sách của một
    số quốc gia EU và châu Á, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến mất mât cân
    bằng ngân sách của chính phủ và các biện pháp xử lý mất cân bằng ngân sách
    tương đồng với Mỹ, từ đó rút ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong
    việc giải quyết vấn đề mất cân bằng ngân sách.
    5. Những đóng góp khoa học của luận án
    - Luận án góp phần làm rõ quan điểm chính sách tài khóa và thực trạng
    ngân sách chính phủ Mỹ trong một số giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, luận án tập
    trung phân tích quá trình tái cân bằng ngân sách dưới thời Tổng thống
    Obama, chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng ngân sách kéo
    dài, trình bày các chính sách tái cân bằng ngân sách và đánh giá một số kết
    quả thực hiện các chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống
    Obama.
    - Luận án đưa ra một số dự báo về triển vọng ngân sách của chính phủ
    Mỹ. Đồng thời, phân tích những thách thức tài khóa và những vấn đề đặt ra do
    tình trạng thâm hụt ngân sách chính phủ kéo dài và sự gia tăng nợ công ở Mỹ
    hiện nay đối với nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
    - Trên cơ sở những kinh nghiệm về tái cân bằng ngân sách của chính
    phủ Mỹ và một số quốc gia trên thế giới, luận án rút ra một số hàm ý chính
    sách cho Việt Nam trong việc lập kế hoạch ngân sách trong thời gian tới.
    6. Ý nghĩa của luận án
    Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Hoa
    Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với
    6
    tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công cao. Ngay sau khi Tổng thống
    Obama lên nhậm chức, thâm hụt ngân sách đã lên tới mức kỷ lục. Nhờ những
    nỗ lực của chính quyền Tổng thống Obama, mức thâm hụt ngân sách đã giảm
    dần. Tuy nhiên, nợ công của Mỹ vẫn ở mức cao và vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra
    đối với nền kinh tế Mỹ cũng như đối với nền kinh tế thế giới. Do đó, việc
    nghiên cứu các chính sách tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ qua các
    thời kỳ, những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam có ý nghĩa cả
    về lý luận và thực tiễn nhằm giúp Việt Nam ứng phó với những biến động của
    nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới, đồng thời giải quyết những vấn đề liên
    quan đến tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ công của nước ta trong giai đoạn
    hiện nay. Như vậy, kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
    khảo trong nghiên cứu về kinh tế quốc tế, đưa ra những thông tin tham khảo và
    gợi ý hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc
    lập kế hoạch ngân sách.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
    bảng và hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, và danh mục các công
    trình nghiên cứu của NCS có liên quan đến đề tài Luận án, L uận án gồm 4
    chương:
    Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
    Chương II: Cơ sở lý luận và một số vấn đề thực tiễn về cân bằng và tái
    cân bằng ngân sách của chính phủ
    Chương III: Thực trạng tái cân bằng ngân sách của chính phủ Mỹ
    Chương IV: Triển vọng ngân sách của chính phủ Mỹ và những vấn đề
    đặt ra.
    7
     
Đang tải...