Luận Văn Tại Bộ kế hoạch - Đầu tư & cục đầu tư nước ngoài

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tại Bộ kế hoạch - Đầu tư & cục đầu tư nước ngoài



    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    I. Quá trình hình thành và phát triển Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    1.Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài
    Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, để đi vào xây dựng ổn định đất nước và tạo lập tiền phương vững chắn, Hồ Chủ Tịch đã nghiên cứu và bàn bạc với Đảng và nhà nước ký sắc lệnh thành lập Ngành Kế hoạch. Một ngành không thể thiếu để giúp cho các cán bộ từ Trung Ương đến địa phương hoạt động một cách có hiệu quả, có định hướng. Trải qua một thời gian dài với nhiều biến động, đến 1988, Đảng và nhà nước ta đã quyết định sửa đổi Ngành Kế hoạch thành Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Với vị trí là cơ quan trực thuộc ngang Bộ, Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư có các vụ ban đầu:
    - Vụ thẩm định;
    - Vụ quản lý dự án;
    - Vụ Pháp luật và xúc tiến đầu tư ;
    - Vụ khu chế xuất;
    - Văn phòng Bộ;
    - Cơ quan đại diện Phía Nam;
    -
    Với sự chuyển đổi này, nhà nước ta đang từng bước thực hiện cơ chế mở cửa với các nước trên thế giới và từng bước sửa đổi bổ sung Ngành Kế Hoạch cho phù hợp với tình hình mới của đất nước.
    Tháng 11/1995, Ủy Ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư đã sát nhập với Ủy Ban Kế hoạch nhà nước thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là cơ quan của Chính phủ, trong đó chức năng của Bộ là: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội chung của cả nước về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung, và một số lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong và ngoài nước, Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất, quản lý nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức( ODA), đấu thầu, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ Công trong các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý của Bộ theo quy định của Pháp luật.
    Trong đó, bộ máy tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
    1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân;
    2. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ;
    3. Vụ tài chính , tiền tệ;
    4. Vụ kinh tế Công nghiệp;
    5. Vụ Kinh tế Nông nghiệp;
    6.Vụ thương mại và dịch vụ;
    7.Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị;
    8. Vụ quản lý Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất;
    9.Vụ thẩm định và giám sát đầu tư ;
    10.Vụ quản lý đấu thầu;
    11.Vụ kinh tế đối ngoại;
    12.Vụ Quốc phòng an ninh;
    13. Vụ Pháp chế;
    14.Vụ tổ chức cán bộ;
    15. Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường;
    16.Vụ Lao động, văn hoá, xã hội;
    17. Vụ đầu tư nước ngoài;
    18. Vụ quản lý dự án;
    19. Vụ pháp luật và đầu tư ;
    20.Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ;
    21. Thanh tra;
    22. Văn phòng.
    Đến tháng 7/2003, các Vụ Quản lý dự án, Vụ đầu tư nước ngoài, cơ quan đại diện phía Nam và tiếp nhân chức năng xúc tiến đầu tư từ Vụ pháp luật đầu tư đã hợp nhất trở thành Cục Đầu tư nước ngoài. Với bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc tuy chỉ mới thành lập ( những đã có nguồn gốc từ lâu đời), Cục Đầu tư nước ngoài đang từng bước ổn định và hòa nhập vào với nhịp độ chung của guồng máy xã hội đang trong quá trình phát triển và hội nhập.
    2.Vị trí và chức năng của Cục Đầu tư nước ngoài
    Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Trong đó, Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản cấp 2, được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động và được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
    3.Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài
    Để giúp được Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài có các quyền hạn và nghĩa vụ sau:
    1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngoài cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước trong từng thời kỳ để trình cấp, có thẩm quyền quyết định và kiến nghị điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
    2. Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch Kinh tế quốc dân, tổng hợp kiến nghị, xử lý các vấn đề có liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài; cung cấp các thông tin về đầu tư nước ngoài theo quy chế của Bộ.
    3. Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phân công của Bộ.
    4. Theo dõi, đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh trong thực hiện quyết định phân cấp quản lý trực tiếp nước ngoài đối với địa phương; tham gia với vụ quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất theo dõi và thực hiện các quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư đối với các ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chếõuất, Khu Công nghệ cao.
    5. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế;
    - Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư ; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;
    - Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiến cơ hội đầu tư ;
    - Tham gia chương trình hợp tác Liên Chính Phủ, các nhóm cộng tác với các nước, các tổ chức có liên quan để đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của bộ;
    - Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của các cán bộ do Bộ Kế hoạch Đầu tư cử làm việc tại cơ quan đại diện;
    6. Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư
    - Hướng dẫn các chủ đầu tư về thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài;
    - Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
    - Tham gia thẩm định đầu tư trực tiếp nước ngoài; trình Thủ tướng quyết định dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư ;
    - Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về nội dung liên quan đến dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền;
    - Thực hiện thủ tục cấp giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận và thông báo các trường hợp chưa hoặc không được chấp nhận cấp giấy phép đầu tư cho các chủ đầu tư ;
    7. Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi được cấp giấy phép đầu tư .
     
Đang tải...