Báo Cáo Tác phẩm Cần, Kiệm, Liêm, Chính và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Mỗi một cá nhân trong chúng ta, có ai tự tin đứng lên và nói rằng: tôi chưa bao giờ phạm lỗi hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vì đã là con người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là chúng ta có dám nhìn thẳng vào con người mình để phát huy cái thiện, cái tốt và thấy rõ cái xấu, cái ác để khắc phục. Chính vì vậy con người cần phải không ngừng tu dưỡng đạo đức của mình. Hành động đó phải được thực hiện thường xuyên trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời sống tư tưởng cũng như trong sinh hoạt cộng đồng và trong các mối quan hệ của con người. Và một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội hiện nay chính là “ Đạo đức cách mạng”.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người lãnh tụ vĩ đại – Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng khẳng định: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là như vậy đấy, nó không phải là cái trừu tượng, xa vời, không phải là bất thành bất biến mà là những biểu hiện trong mỗi lời nói, trong mỗi việc làm. Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn hướng tới cái chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Đạo đức Hồ Chí Minh là nói đi đôi với làm, mà làm thì phải có hiệu quả.
    Đạo đức Hồ Chí Minh rất gần gũi, rất cụ thể lại mang đầy đủ, sâu sắc giá trị truyền thống, tư tưởng tôn giáo. Tất cả những điều đó đã được minh chứng qua chính cuộc đời, trong sự nghiệp cách mạng của Người. Và một minh chứng không thể không nhắc đến là những tác phẩm đi cùng năm tháng, để lại dấu ấn sâu sắc trong bao thế hệ đọc giả. Một trong số đó chính là bộ sách“ Hồ Chí Minh toàn tập” – tập hợp trên 3.300 tác phẩm. Theo các nhà nghiên cứu, bộ sách "Hồ Chí Minh toàn tập" cung cấp nhiều tài liệu khẳng định những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng thế giới, những cống hiến to lớn của Người cho cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Bạn đọc còn tìm thấy trong bộ sách những ý kiến chỉ dẫn thiết thực của Người về nguyên tắc và phương pháp xây dựng nền đạo đức xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    Trong tình hình hiện nay, Cán bộ, Đảng viên học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mang lại giá trị rất lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền và sự nghiệp đổi mới đất nước. Cán bộ có những đức tính Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn là người trong hoạt động thực tiễn thể hiện được sự phấn đấu, nghị lực tinh thần vượt khó, hết lòng phục vụ nhân dân, có lòng nhân ái, khoan dung nhân hậu với con người, là người cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Những đức tính Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn là phẩm chất, là cụ thể hóa đạo đức người cán bộ cách mạng.
    Để hướng đến làm rõ vấn đề cấp thiết trong đợt sinh hoạt chính trị: Tiếp tục cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và Nghị quyết TW IV về Xây dựng chỉnh đốn Đảng - đạo đức cán bộ Đảng viên trong tình hình hiện tại cũng như tạo điều kiện cho bản thân cơ hội nghiên cứu, học tập, nắm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm chúng em xin được gửi đến thầy và các bạn đề tài nghiên cứu “ Tác phẩm Cần, Kiệm, Liêm, Chính và những suy nghĩ về đạo đức của người lãnh đạo trong tương lai”.

    2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
    Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài đã giúp chúng em nhận ra những ý nghĩ thiết thực nhất. Cụ thể như sau:
    [​IMG] Ý nghĩa về mặt lý luận:
    Đi sâu phân tích tác phẩm “ Cần kiệm liêm chính” đã giúp chúng em thấy được rằng để trở thành một người lãnh đạo cách mạng giỏi, được dân tín, dân yêu không phải là một điều dễ dàng. Bởi để làm được điều đó thì người lãnh đạo cách mạng phải hội tụ trong mình rất nhiều yếu tố. Và cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “ với tự mình”. Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và trong bài viết của mình Người đã giải thích cặn kẽ từng khái niệm cũng như đưa ra những ví dụ cụ thể để làm rõ vấn đề.
    Cùng với việc làm rõ tác phẩm, bài tiểu luận cũng hướng chúng ta đến với tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề cần, kiệm, liêm, chính cũng như đạo đức của người cách mạng trong tương lai. Cùng với xu thế phát triển của nhân loại, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ gắn liền với sự hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu đã đặt ra cho các nhà lãnh đạo cách ở nước ta vô vàn những thử thách, khó khăn. Người lãnh đạo cách mạng hôm nay phải giữ gìn, hoàn thiện và rèn luyện những phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là đầu tàu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của dân tộc.
    [​IMG] Ý nghĩa thực tế:
    Với những nền tảng tư tưởng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, trong thực tế cuộc sống hiện nay có phải tất cả những người lãnh đạo đều đã làm được hay không? Bài tiểu luận của nhóm đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế về đức tính cần, kiệm, liêm, chính trong đạo đức của người lãnh đạo hiện nay. Chúng ta cần phải tự hào vì những tấm gương sáng đã hết lòng vì nước quên thân, hy sinh lợi ích cá nhân, suốt đời sống vì chân lý, tất cả vì dân tộc Việt Nam. Những đối lập với ánh sáng chân lý ấy cũng có không ít những vết đen trên bầu trời đạo đức cách mạng. Chúng ta phải làm gì để cho bầu trời ấy mãi mãi trong xanh. Đây không chỉ là trách nhiệm của mỗi một cá nhân mà là trách nhiệm của tất cả cộng đồng, của toàn thể dân tộc Việt Nam.
    Các bạn sinh viên thân mến! Chúng ta chính là chủ nhân trong tương lai không xa của đất nước. Chúng ta hãy soi mình vào tác phẩm “ Cần kiệm liêm chính” của Hồ Chí Minh để xem chúng ta có bắt gặp hình ảnh của mình trong đó hay không? Cần, kiệm, liêm, chính các bạn đã làm được những gì và hãy vạch ra hướng đi cho bản thân để hoàn thiện những phẩm chất đạo đức cách mạng cần có. Hãy góp phần một phần công sức của mình cho sự lớn mạnh của dân tộc từ chính những suy nghĩ và hành động thiết thực của ngày hôm nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...