Chuyên Đề Tác hại của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác hại của tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
    Tham nhũng là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ngay trong cơ thể của Nhà nước, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây rất nhiều tác hại mà một số tác hại chính là:
    * Tham nhũng làm sai lệch hoạt động của cơ quan nhà nước dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt
    - Tham nhũng có thể làm cho công chức không thực hiện đúng nhiệm vụ do nhà nước giao. Ví dụ, để làm lợi cho ai đó, công chức có thể vạch chính sách, kế hoạch, quy hoạch không hiệu quả dẫn đến lợi ích chung của xã hội bị suy giảm. Hoặc tham nhũng làm cho cán bộ thuế đối xử không công bằng đối với người nộp thuế, vừa làm mất uy tín của Nhà nước, vừa làm thất thu ngân sách nhà nước
    - Tham nhũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như nghiệm thu cầu, đường không đúng chất lượng gây đổ vỡ, tai nạn; tham nhũng làm mất tài sản nhà nước vào tay tư nhân khi giao đất giá rẻ
    - Tham nhũng gây ách tắc công việc. Ví dụ việc cố tình trì hoãn làm thủ tục thông quan hàng hóa làm chậm quá trình xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp; chậm làm thủ tục hành chính gây mất thời gian chờ đợi của dân cư hoặc buộc dân cư phải mất thêm chi phí nếu như không muốn mất thời gian chờ đợi
    * Tham nhũng làm hủy hoại khả năng quản lý hiệu quả và uy tín của Nhà nước
    Công chức tham nhũng là mắt xích hỏng trong dây chuyền quản lý nhà nước. Không những công chức tham nhũng làm hỏng công việc của họ mà còn gây tác hại xấu tới các khâu công việc khác do làm chậm tiến độ, tạo ra lỗ hổng trong dây chuyền hoặc làm cho khâu quản lý phía sau trở nên phi hiệu quả hoặc thậm chí vô ích. Chính vì tính chất liên hệ dây chuyền giữa cơ quan, công chức nhà nước tham nhũng với cơ quan nhà nước và công chức không tham nhũng nên người dân khó phát hiện đích danh ai, cơ quan nào tham nhũng. Hệ quả là họ gán tình trạng tham nhũng cho cả bộ máy nhà nước và mất lòng tin vào tất cả các cơ quan đó.
    Khi dân chúng mất lòng tin vào công chức và cơ quan nhà nước thì hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp, các xu hướng chống đối gia tăng trong khi chi phí quản lý không giảm. Đây là tình trạng xấu, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng của Nhà nước.
    * Tham nhũng bào mòn sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước
    Nếu tình trạng tham nhũng kéo dài, trầm trọng và không có hy vọng có thể được giải quyết dứt điểm thì người dân buộc phải thay đổi hành vi của họ để thích nghi. Một bộ phận dân cư có tiền sẽ gia nhập đội ngũ những người đưa hối lộ để cải thiện tình trạng pháp lý của họ và do đó làm cho tình hình xấu thêm. Một bộ phận dân cư không có tiền sẽ phải chịu tình trạng pháp lý tồi tệ hơn do đó dễ nảy sinh tư tưởng chống đối, bạo loạn, thậm chí lật đổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...