Tài liệu tác giả vũ trọng phụng và tác phẩm số đỏ

Thảo luận trong 'ÔN THI ĐẠI HỌC' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÁC GIẢ Vũ Trong Phụng VÀ TÁC PHẨM ''SỐ ĐỎ''
    1/ Vài nét về nhà văn Vũ Trong Phụng (1912-1939) :
    - Vũ Trong Phụng quê ở Hà Nội, là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam trước CMT8. Ông xuất thân trong một gia đình “nghèo gia truyền” ( cách nói của nhà văn Ngô Tất Tố). Cuộc sống của ông chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn , làm báo .
    - Sống ở đất Hà Thành, Vũ Trong Phụng tận mắt chứng kiến sinh họat của những tầng lớp thượng lưu chạy theo văn minh âu hóa à ông tỏ thái độ căm ghét và bất mãn với xã hội đương thời.
    - Vũ Trong Phụng là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào.Tác phẩm của ông đa dạng về thể loại , đặc biệt ông thành công ở thể loại phóng sự à được mệnh danh là “Vua phóng sự đất Bắc”.
    2/ Tiểu thuyết “Số đỏ”:
    a/Hòan cảnh sáng tác : Tác phẩm được ra đời vào năm 1936, năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi.Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời được bãi bỏ.Bối cảnh ấy đã tạo điều kiện cho các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát , giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa, Thể thao, Vui vẻ trẻ trung được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng đã từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỷ XX.
    b.Cốt truyện :
    Xuân là một đứa trẻ mồ côi lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề :trèo me, hái sấu, nhặt banh , quảng cáo, bán thuốc lậu. Nhờ số đỏ, tình cờ Xuân lọt vào mắt xanh của bà Phó Đoan- một mụ me Tây dâm đãng.Từ đó Xuân từng bước nhập cuộc vào thế giới thượng lưu của cái gia đình đại tư sản thối nát của cụ cố Hồng với một đám con cháu như :Vợ chồng ông Văn Minh, Vợ chồng cô Hòang Hôn, Cô Tuyết, cậu Tú Tân và các nhân vật của thế giới Âu hóa như : Tuyt PN, Sư tăng Phú Thế rồi, Xuân đã dần trở thành danh y và anh hùng cưu quốc, làm cho cả xã hội phải kính nể.
    c/ Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
    - Về nội dung :
    + Tác phẩm là một bức tranh hiện thực về XH nửa Thực dân, nửa phong kiến đang chạy theo lối sống Văn minh Âu hóa. + Từ đó, nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng , đồi bại đương thời.
    - Về nghệ thuật : Tác phẩm thể hiện nghệ thuật trào phúng hết sức đặc sắc của Vũ Trong Phụng : mỗi chương là một màn hài kịch ; mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc ( Xuân , bà phó Đoan, Cụ Cố Hồng, Sư tăng Phú, Phán mọc sừng )
    3/ Đọan trích “Hạnh phúc của một tang gia”:
    - Vị trí và nội dung : Đọan trích thuộc phần đầu của chương 15 trong tác phẩm.Nội dung đọan trích kể lại cảnh cụ Tổ ( cha, ông ) trong gia đình cố Hồng qua đời và sự vui mừng , hạnh phúc của cả đám con cháu trước cái chết của cụ.
    - Ý nghĩa nhan đề đọan trích:
    + “Tang gia” mà lại “hạnh phúc”.Thật là oái oăm, ngược đời.Bởi lẽ, “hạnh phúc” là niềm vui của con người khi đạt đến một ước nguyện nào đó trong cuộc sống; còn “tang gia” là lúc mọi người buồn đau, khôn xiết khi người thân của mình ra đi vào cõi vĩnh hằng .Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp à lại song hành , gắn kết với nhau, tạo nên sự bi hài, đáng cười, đáng suy gẫm.
    => Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cười ra nước mắt.Từ đó, hai trục của mâu thuẫn giữa hạnh phúc và tang gia được triển khai suốt chương truyện thể hiện tư tưởng chủ đề của đọan trích.


    Đề 1: )Phân tích đặc điểm nghệ thuậtcách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng?
    Hướng dẫn trả lời
    1/ Đặc điểm nghệ thuật,“Số đỏ” đã thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.
    Trước hết, nhà văn đã sử dụng vũ khí tiếng cười truyền thống trong văn học dân tộc và làm sắc bén thêm bằng nghệ thuật cường điệu độc đáo của mình: cuộc đời Xuân tóc đỏ được kết nối bằng một chuỗi vận đỏ, rất gần với truyện Trạng Lợn trong văn học dân gian.Khó ai có thể tin nhờ thuộc lòng bài quảng cáo thuốc lậu mà Xuân được coi là một nhà thơ và được một thi sĩ lãng mạn bái phục.Hoặc là chuyện chưa hề có ông vua nào định gây chiến tranh chỉ vì cầu thủ nước mình thua cầu thủ nước láng giềng Nhưng khi đọc tác phẩm, không mấy ai đặt câu hỏi thắc mắc, mà vẫn bị lôi cuốn một cách hào hứng.Bởi lẽ, mỗi chi tiết cường điệu gây cười đến vô lý ấy đều có hạt nhân khách quan thực sự , đấy là bản chất của những kẻ thượng lưu và xã hội thượng lưu trước CMT8.
    Bên cạnh đó, nhà văn còn xây dựng được nhiều tình tiết , chi tiết đối lập nhau gay gắt, nhưng lại cùng tồn tại trong một đối tượng và sử dụng rộng rãi kiểu nói ngược của dân gian, vạch trần bản chất xấu xa của nhân vật, tạo nên một tiếng cười sảng khoái.Chẳng hạn : Văn Minh chồng được mệnh danh là “nhà cách mạng” trong phong trào “Âu hóa” ,“ Thể thao”, nhưng lại không biết đến thể dục, thể thao; vị sư Tăng Phú hết lòng “mộ đạo” nhưng lại ăn nói lỗ mãng, coi việc đi hát cô đầu là việc “di dưỡng tinh thần”.
    “Số đỏ” có bút pháp hết sức biến hóa,linh họat .Tác giả dẫn người đọc đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác; mỗi chương lại chứa đựng một yếu tố nghệ thuật hài hước, trào lộng.Ai có thể ngờ rằng quãng đời quảng cáo thuốc lậu và giới thiệu mốt quần áo lại thành cái cớ để Xuân làm người khác khiếp vía bởi cái kiến thức về y học và tài hùng biện của mình? Hoặc từ trận đấu khẩu giữa lang Tì và lang Phế, đến đám ma cụ cố Tổ đều có những màn hài kịch xuất hiện thật bất ngờ, có giá trị phê phán sắc sảo
    2/ Cách xây dựng nhân vật ,thành công nổi trội của Vũ Trong Phụng là đã xây dựng được một loạt chân dung biếm họa xuất sắc:
    Trước hết,nhân vật Xuân tóc đỏ.Hắn vốn là một thằng ma cà bông đã từng thổi kèn loa thuốc lậu, cầm cờ chạy hiệu rạp hát bỗng chốc nhờ cái dâm đãng của bà Phó Đoan mà được gia nhập thế giới thượng lưu .Nhờ sự láu lỉnh, quen biến báo , Xuân đã đi từ vinh quang này đến chiến thắng khác một cách dễ dàng.Một thằng vô học, vô lại, một thằng ma cà bông mà được phong tặng bao danh hiệu cao quý : nào là ‘sinh viên trường thuốc”, “nhà thơ”, “nhà triết gia”, “giáo sư quần vợt”, “nhà cải cách”, thậm chí “anh hùng cứu quốc” Bản chất xấu xa và quá khứ đê tiện của Xuân không bị lộ tẩy bởi vì nó ngoi lên từ một xã hội rất cần đến những kẻ có tính cách như nó.
    Vây quanh Xuân tóc đỏ là một loạt nhân vật biếm họa khác .Mỗi người một vẻ : Bà phó Đoan, mụ me Tây dâm đãng dơ dáng thủ tiết với hai đời chồng, cuối cùng được tặng bằng khen “tiết hạnh khả phong”.Cô Gái mới lãng mạn Hòang Hôn hư hỏng một cách có lý luận với hai mối tình ( một người là chồng và một người là tình lang).Ông chủ hiệu may âu hóa Văn Minh gầy còm , luôn hô hào thể thao thể dục mà không hề tập thể dục bao giờ Rồi đó còn là những Typn , ông cố Hồng,ông Phán mọc sừng thuê tiền Xuân để tố giác mình là người chồng bị mọc sừng
    Như vậy có thể nói , tác giả “ Số đỏ”đã bao quát hầu như tòan bộ xã hội thành thị thời trước và trong ống kính được quan sát của mình.Đấy là một xã hội nhốn nháo, nhố nhăng, trong đó mỗi nhân vật là một vai hề không hơn không kém.
    => Với nghệ thuật viết văn già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, xây dựng một loạt chân dung biếm họa đa dạng, “Số đỏ” là một trong những tác phẩm hiện thực trào phúng xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...