Đồ Án Tác dụng của lợi nhuận đến nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tác dụng của lợi nhuận đến nền KTTT ở VN


    I .Tác dụng của lợi nhuận đến nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
    1. Nền kinh tế Việt Nam trước 1986
    Trước năm 1986 nền kinh tế Nhà nước là nền kinh tế chỉ huy, ở đó Nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện sản xuất, để đảm bảo cho điều đó thực hiện được Nhà nước cần phải kiểm soát giá cả, tiền lương và sự phân phối hàng hoá và dịch vụ sao cho doanh nghiệp Nhà nước có thể chiếm đoạt được lợi nhuận độc quyền mà phần lớn nguồn lợi nhuận đó là được chuyển vào Ngân sách qua doanh thu như một thách thức thuế ẩn ngầm. Về phía mình, các doanh nghiệp và người lao động phải cống hiến sức lao động của họ vào việc tạo ra lợi nhuận mà họ chỉ được hưởng một phần, thông qua hàng hoá và dịch vụ do Nhà nước cấp. Trong hệ thống "phân phối"- "phân phối lại" này sự phân phối thu nhập không dựa trên các nhân tố kích thích được xác định thông qua thị trường, mà dựa trên định mức,đánh giá sự công hiến của mỗi tập thể và cá nhân tương ứng với vị trí, quyền lực của nó trong hệ thống "phân phối - phân phối lại". Điều đáng nói là hệ thống "phân phối - phân phối lại" là đặc trưng cho mọi nền kinh tế chỉ huy nhưng mức độ "tập trung hoá" càng cao thì hệ thống đó càng phình ra, càng có nhiều doanh nghiệp khổng lồ, mà sản phẩm của nó không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy nền kinh tế đó sẽ gặp khó khăn lớn. Ngược lại trong nền kinh tế đang phát triển, nơi mà sự tồn tại của khu vực vô hình ngăn cản mọi nỗ lực gia tăng mức độ tập trung hoá quản lý kinh tế thì quan hệ thị trường có thể phát triển một cách tự phát. Quá trình cải cách tự phát như vậy thường nảy sinh khi những ảnh hưởng của hệ thống "phân phối - phân phối lại" làm cạn kiệt mọi nguồn lực hiện có để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

    Tuy nhiên, cải cách tự phát không thể khắc phục được một loạt các yếu điểm chẳng hạn như sự mở rộng các loại thị trường nơi mà giá cả cao hơn nhiều lần giá chính thức. Điều đó thúc đẩy gia tăng nạn tham nhũng, buôn lậu dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách. Sự mất cân đối với vĩ mô càng nặng nề hơn vì các doanh nghiệp và hộ gia đình đổ xô vào đầu cơ vàng và ngoại tệ mạnh. Kết quả là tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa, với sự mất cân đối với nền kinh tế tự nó đi chệch khỏi trạng thái cân bằng và ngày càng lao sâu vào khủng hoảng. Đó chính là điều xảy ra với Việt Nam năm 1985, khi tình hình kinh tế xấu đi đã buộc Chính phủ phải tiến hành cuộc đổi mới nhằm ổn định lại nền kinh tế. Và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường được bắt đầu.

    2. Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới
    Trong lúc nước ta đang bị suy thoái trầm trọng, nền kinh tế ngổn ngang thì trên thế giới nền kinh tế phát triển như vũ bão và họ đang trên đà đổi mới và cũng chuyển sang cơ chế thị trường. Ví dụ như Mexico, Chile và Thái Lan đã có mức tăng trưởng nhanh chóng về thu nhập nhờ việc đã chấp nhận chủ nghĩa tư bản và giảm bớt vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế của họ.


    3. Sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và những thắng lợi bước đầu
    Do những hậu quả mà cơ chế kế hoạch hoá tập trung để lại cho nền kinh tế Việt Nam, do xu hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường trên thế giới, do tính năng động của cơ chế thị trường. Tất cả các yếu tố đó trở thành yếu tố khách quan của sự chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Cải cách kinh tế Việt Nam năm 1986 đã đem lại một số thành tựu đáng khích lệ như: Nâng cao đời sống nhân dân, tăng tính năng động của nền kinh tế, xoá bỏ tính bao cấp, trì trệ của cơ chế cũ, bước đầu phát huy nội lực, kiềm chế đẩy lùi lạm phát. Từng bước thực hiện quá trình mang tính quy luật của bước chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Với sự tự do hoá thương mại và tự do hoá giá cả là nhân tố trung tâm đột phá từng bước tiến tới cơ chế thị trường đích thực. Cơ chế này phát huy vai trò điều tiết của thị trường hình thành bước đầu một thị trường cạnh tranh, làm cho hàng hoá được lưu thông thông suốt, cung cầu được cân đối, thoát khỏi tình trạng khủng hoảng thiếu, giá cả ổn định dần. Lạm phát được ngăn chặn. Cơ chế thị trường đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy tính tự chủ của hộ kinh tế và chủ doanh nghiệp . Ngay phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã đạt được giải phóng khỏi các tiêu pháp lệnh để thích ứng theo nhu cầu thị trường. Cơ chế này cũng đã thúc đẩy việc phải sử lý những vấn đề mấu chốt làm đảo lộn cả hệ thống tư duy và quan điểm kinh tế cũ như vấn đề sở hữu. Với sự thừa nhận và đánh giá cao những thành tựu của kinh tế nhiều thành phần: Cơ chế thị trường nước ta còn thiếu đồng bộ, mang nhiều yếu tố tự phát, rối loạn, sản phẩm của một nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng khoảng và cơ bản là sản xuất nhỏ, sự yếu kém của bộ máy quản lý Nhà nước
     
Đang tải...