Thạc Sĩ Tác động và giải pháp kiểm soát đồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của luận văn:

    Năm 2006 là một năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của nước nhà. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới và đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, điều này đã kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Trong năm, lượng vốn FDI đổ vào nước ta đạt con số kỷ lục (10,2 tỷ USD, vượt 56,9% so với mức dự kiến ban đầu là 6,5 tỷ USD). Dòng vốn FDI đã đóng góp khá quan trọng vào sự phát triển kinh tế, vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm gia tăng xuất khẩu và do đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho rất nhiều người lao động. Các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.
    Bên cạnh mặt tích cực của dòng vốn này, nó còn nảy sinh không ít những hạn chế (sự phát sinh mâu thuẫn do xung đột lợi ích, cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, sự ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ).
    Thêm vào đó, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) cũng là một kênh bổ sung nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế và góp phần thúc đẩy và hoàn thiện thị trường tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên, dòng vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây tổn thương mang tính chất dây chuyền một khi có những cú sốc từ bên trong và bên ngoài tác động vào chúng. Sự rút vốn ồ ạt của nhà đầu tư là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính trầm trọng.
    Xuất phát từ những mặt được và các hạn chế của dòng vốn đầu tư nước ngoài nêu trên, cũng như sự cần thiết phải có những giải pháp cơ bản để hạn chế những tác động tiêu cực và kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập hiện nay mà chúng tôi chọn đề tài “TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM”.

    Mục đích nghiên cứu của luận văn:
    - Đánh giá được những tác động của dòng vốn đầu tư nước ngoài và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và kiểm soát có hiệu quả dòng vốn này trong thời kỳ hậu WTO.
    - Luận văn cũng bàn về một số lý luận cơ bản về dòng vốn đầu tư nước ngoài và vấn đề kiểm soát dòng vốn FPI.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    - Đối tượng nghiên cứu là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
    - Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào việc đánh giá các tác động của dòng vốn FDI và FPI và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và kiểm soát dòng vốn nêu trên.

    Phương pháp nghiên cứu:

    - Sử dụng phương pháp diễn dịch, phương pháp so sánh, thống kê.
    - Dựa vào công cụ Internet và phần mềm Excel để khai thác và xử lý dữ liệu.

    Những đóng góp của luận văn:

    - Góp thêm vào những lý luận về dòng vốn đầu tư nước ngoài và vấn đề kiểm soát chúng.
    - Đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
    - Đề xuất các giải pháp khắc phục mặt tiêu cực.

    Nội dung và kết cấu của luận văn:

    Luận văn được chia làm ba chương như sau:

    Chương 1: Những lý luận cơ bản về dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiểm soát dòng vốn.
    Chương 2: Đánh giá tác động và thực trạng kiểm soát dòng vốn đầu tư
    nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua.
    Chương 3: Giải pháp hạn chế những tác động tiêu cực của dòng vốn FDI và biện pháp kiểm soát dòng vốn FPI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...