Luận Văn Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

    Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển, 112 cửa sông rạch, hơn 2 triệu km2 thềm lục địa, hơn 1 triệu km2 mặt nước, và tiềm năng thủy hải sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản. Vì vậy, thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, và là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.
    Từ đầu năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng, bắt nguồn từ sự suy thoái của thị trường bất động sản ở Mỹ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ đã lan ra thị trường thế giới và tác động mạnh tới các nền kinh tế lớn như EU, Nhật Bản. Do khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước phát triển này lại là những thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển (trong đó Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới), rõ ràng sự biến động nền kinh tế của các nước phát triển sẽ có tác động lớn đến nhiều ngành sản xuất của các nước đang phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam có nhịp độ chậm hơn so với các nền kinh tế khác nhưng ảnh hưởng của khủng hoảng đến Việt Nam thật sự nghiêm trọng, và lĩnh vực chịu tác động đầu tiên tại Việt Nam chính là hoạt động xuất, nhập khẩu, cho nên xuất khẩu thủy sản không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của khủng hoảng.
    Trong khi đó, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng, cũng như tỷ trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt nam , kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giá trị xuất khẩu hàng hoá công nghiệp còn thấp thì việc không ngừng tăng nhanh giá trị xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng không chỉ với hiện tại mà cho cả tương lai.
    Tuy rằng hiện nay khủng hoảng kinh tế đã được ngăn chặn, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng trở lại nhưng những hệ lụy của nó vẫn còn tác động đến nền kinh tế, xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
    Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản, và để khắc phục những khó khăn đang hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, ngăn ngừa những tác động bên ngoài đến xuất khẩu thủy sản, cần đánh giá được những yếu tố tác động đến khả năng phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường thế giới và tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển xuất khẩu - tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1. Mục tiêu chung:
    Chuyên đề tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam, qua đó phân tích tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra các phương hướng giải quyết nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
    2. Mục tiêu cụ thể:
     Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2008-2010: đi sâu phân tích các vấn đề về tốc độ tăng trưởng, qui mô xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu thị trường xuất khẩu.
     Phân tích những khó khăn gặp phải của hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
     Đề xuất các giải pháp kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sau khủng hoảng.
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    1. Không gian nghiên cứu:
    - Lãnh thổ nước Việt Nam.
    2. Thời gian nghiên cứu:
    - Số liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 3/2010.
    3. Đối tượng nghiên cứu:
    - Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
    IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    1. Phương pháp tiếp cận:

    - Số liệu thứ cấp được thu thập qua:
     Các báo cáo hằng năm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
     Các báo cáo từ Cục Thống kê.
     Các báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP.
     Các nghiên cứu trước đây.
     Số liệu thống kê từ báo, đài, tạp chí, Internet.
    2. Phương pháp phân tích:
    - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phân tích bộ số liệu được thu thập nhằm tìm hiểu được thực trạng ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.
    - Từ các kết quả nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính đưa ra một số giải pháp kinh tế để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...