Tiến Sĩ Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt viii
    Danh mục các hình vẽ, biểu đồ xi
    Danh mục phụ lục xii
    MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU
    TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA

    19
    1.1 Một số vấn đề l. luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
    1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 19
    1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
    1.1.3 Các hình thức cơ bản đầu tư trực tiếp nước ngoài 21
    1.1.4 Một số l. thuyết và động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
    1.2 Cơ sở l. luận về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các
    doanh nghiệp nội địa

    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước
    ngoài đến các doanh nghiệp nội địa

    1.4 Mô hình đánh giá tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
    tăng trưởng năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp nội địa

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 56
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
    NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM


    2.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp Dệt
    may Việt Nam

    2.2 Thực trạng tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các
    doanh nghiệp thuộc ngành Dệt may Việt Nam

    2.3 Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động tràn của đầu tư
    trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất và hiệu q uả của các
    doanh nghiệp dệt may Việt Nam

    2.3.1 Mô tả số liệu 89
    2.3.2 Kết quả ước lượng 92
    2.4
    Đánh giá chung về tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
    đến các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam
    2.4.1 Những kết quả tích cực 96
    2.4.2 Những hạn chế 102
    2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 106
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 114

    CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÁC ĐỘNG TRÀN
    TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TRÀN TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ
    TRỰC TIẾP N
    ƯỚC NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
    VIỆT NAM
    116
    3.1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
    ngành Dệt may Việt Nam

    3.2 Quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động
    tràn tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp
    Dệt may Việt Nam

    3.3 Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn
    tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp Dệt
    may Việt Nam

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 155
    KẾT LUẬN 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TR̀NH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. FDI không chỉ cung cấp lượng vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho xã hội mà còn thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu cũng như mang lại sự thay đổi về công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại vào quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tại Việt Nam, sau khi thực iện
    chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể, luồng FDI vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xã hội qua các thời kỳ: từ 26,6 tỉ USD ( chiếm 24,4% tổng vốn đầu tư xã hội) giai đoạn 1991-2000 lên 69,5 tỉ USD (chiếm 22,7% tổng vốn đầu tư xã hội) giai đoạn 2001 - 2011. Tỉ trọng đóng góp của FDI trong GDP tăng từ 2% năm 1992 lên 10,7%
    năm 2000, 16,9% năm 2006, 18,9% năm 2011 [21]. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 đã tạo cơ hội cho đầu tư cả ở trong nước và ngoài nước, đồng thời cũng là một thách thức mới cho Việt Nam. Do đó, cần phải nắm rõ được vai trò của FDI trong nền kinh tế, để từ đó đưa ra những chính sách thích hợp nhằm thu hút FDI và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực FDI.
    Bên cạnh những kết quả do FDI mang lại, nhiều . kiến cho rằng, qua 25 năm thu hút và sử dụng FDI, Việt Nam vẫn đang nổi lên không ít bất cập, nhiều kỳ vọng chưa đạt được như mong muốn, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng k. còn thấp, FDI chỉ tập trung trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn, phần lớn các dự án FDI có quy mô nhỏ, công nghệ sử dụng chủ yếu ở mức trung bình và có nguồn gốc từ châu Á Một trong số các vấn đề đó là mức độ “tràn” của FDI và vai trò của các doanh nghiệp (DN) FDI đối với các DN Việt Nam vẫn còn ở mức độ khiêm tốn và các DN Dệt may cũng không phải là ngoại lệ. Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đã có những bước phát triển khá ngoạn mục, và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thường đứng thứ hai và nhiều năm gần đây đứng đầu ( vị trí số 1) trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn của Việt Nam. Tuy nhiên, các DN Dệt may đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới trong phát triển. Sản phẩm dệt may, mặc dù đã có nhiều tiến bộ và cải thi ện cả về chất lượng và mẫu mã, song vẫn còn nhiều yếu kém, thị trường xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp. So với yêu cầu ngày càng “khắt khe-chuẩn mực” của thị trường và khách hàng, đòi hỏi các DN Dệt may Việt Nam phải tiếp tục hiện đại hóa công nghệ, đổi mới quản l., nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực (NNL), cải tiến mẫu mốt, tuân thủ các quy định, các tiêu chuẩn quốc tế . từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DN trong nước. Sự có mặt của FDI dù dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (VNN) hoặc liên doanh sẽ tạo áp lực cạnh tranh, buộc các DN trong nước phải tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD), thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ ( CGCN) tiên tiến từ các nguồn khác nhau, qua đó thúc đẩy hoạt động nâng cao trình độ mọi mặt của DN trong nước. Đồng thời, sự có mặt của FDI đã thúc đẩy liên kết giữa các DN FDI với các nhà cung ứng trong nước thông qua việc DN địa phương là ng uồn cung cấp hoặc được các DN FDI đặt hàng cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu cho các DN FDI hoặc ngược lại, các DN FDI cung cấp các yếu tố đầu vào cho các DN trong nước. Khi đó FDI sẽ có sự chuyển giao về công nghệ, điều này có thể dẫn đến tăng khả năng sản xuất của DN. Đây chính là tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm tăng trưởng năng suất và hiệu quả của các DN Dệt may nói riêng, cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế, việc thu hút FDI và các tác động trà n của FDI tới các DN trong nền kinh tế cũng có thể không xảy ra đồng thời. Có trường hợp thu hút được dòng FDI khá lớn, làm tăng vốn đầu tư trong nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này vào tăng trưởng là thấp, tác động tràn của FDI hầu như không xảy ra. Và như vậy, việc thu hút và sử dụng FDI như trên là chưa thành công, chưa tận dụng triệt để nguồn lực này dưới góc độ tăng trưởng năng suất và hiệu quả. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu và đánh giá tác độn g tràn của FDI tới các DN, trong đó có các DN thuộc ngành Dệt may. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đối với một nền kinh tế và thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động này. Đầu tiên là nghiên cứu của Caves (1974) về tác động tràn công nghệ của FDI lên các DN nội địa [90]. Sau nghiên cứu này, đã có nhiều nghiên cứu về tác động tràn cho nền kinh tế một nước hoặc một nhóm nước. Cụ thể, nghiên cứu của Caves (1974) đối với 23 ngành sản xuất của Úc [90], Globerman (1979) đối với các ngành sản xuất của Canada [108], một số nghiên cứu về các ngành sản xuất ở Mehico và Indonesia của Blomström và Persson (1983), Blomström (1986), Blomström và Edward Wolff (1994), Blomström và Sjöholm (1999) đã chỉ ra tác động tràn tích cực của FDI [73], [74], [75], [79]. Trong khi đó, các nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999) cho các công ty của Venezuela, Djankov và Hoekman (2000) của Cộng hòa Séc, Konings (2001) của Bulgaria và Romania lại đưa ra kết luận ngược lại, là FDI có tác động tràn tiêu cực hoặc không tồn tại tác động tràn [59], [95], [140]. Mặt khác, các nghiên cứu của Girma và Wakelin (2001), Harris và
    Robinson (2003) cho các công ty của Anh [111], [118]; Barrios và Strobl (2002) của Tây Ban Nha [66], Haddad và Harrison (1993) cho các công ty của Maroc [117]; Kokko (1996, 2001) cho các công ty của Uruguay [135], [138]; Kugler (2001) của Colombia [142]; Kathuria (2000) cho Ấn Độ [129], Kinoshita (2001) cho Cộng hòa Séc [133], Bosco (2001) cho Hungary [84] và Konings (2001) cho Ba Lan [140] cho kết quả là FDI có tác động tràn không đáng kể hoặc hỗn hợp. Kết quả thực nghiệm có sự khác nhau đó là do giai đoạn nghiên cứu khác nhau, hoặc do thực trạng nghiên cứu cho từng nước, hoặc từng nhóm nước cụ thể. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây có những biến đổi nhanh chóng và phức tạp, đặc biệt là các dòng FDI đã có những dịch chuyển đáng kể theo vùng lãnh thổ hoặc quốc gia,
    do đó, kết quả sẽ có sự khác nhau. Như vậy, vai trò của FDI là rất lớn và cần phải có những chính sách thích hợp trong việc thu hút và sử dụng nguồn lực FDI. Để có thể thích ứng nhanh với các yêu cầu trong tình hình mới, một mặt bản thân các quốc gia/DN phải nỗ lực, nhưng mặt khác phải tận dụng tốt những ưu điểm, lợi thế do FDI mang lại. Do vậy, vấn đề cấpthiết là cần tiếp tục nghiên cứu tác động tràn của FDI ở phạm vi ngành hoặc phạm vi DN nào đó.

    Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về FDI, đặc biệt, có một số nghiên cứu về tác động tràn của FDI tới các DN trong nước như: các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Nguyễn Phi Lân (2006), Lê Quốc Hội (2008), Lê Quốc Hội và Nguyễn Quang Hồng (2009) [4], [22], [23], [165] Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Từ đây, đặt ra một vấn đề phải giải quyết làm thế nào để tận dụng tốt những cơ hội và tác động tràn tích cực của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam. Muốn vậy, phải có nghiên cứu, đánh giá khách quan và xác thực hiện trạng của tác động tràn của FDI, tìm ra các nguyên nhân cản trở, ách tắc để từ đó có quan điểm, giải pháp phù hợp, trúng và hiệu quả. Góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI đến các DN nội địa thuộc ngành Dệt may Việt Nam nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả các tác động tràn này. Cụ thể, luận án tập trung giải quyết một số mục tiêu sau:
    - Hệ thống hóa l. luận về FDI và tác động tràn của FDI tới các DN nội địa .
    - Chỉ ra một số kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.
    - Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam bằng việc sử dụng phân tích định tính và mô hình định lượng .
    - Phân tích một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.
    - Dựa vào những kết quả nghiên cứu và phân tích để đưa ra một số quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...