Tài liệu Tác động tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hóa của thực dân pháp ở việt nam từ 1858-1945

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC TƯ BẢN HÓA CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM TỪ 1858-1945


    A- MỞ ĐẦU

    Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam đã lùi xa vào dĩ vãng. Những ngày tháng chiến tranh khói lửa cũng đã qua đi, đất nước đẫ và đang được sống những ngày thanh bình, tươi đẹp. Cuộc sống mới đang cuốn con người vào vòng xoáy của những lo toan bận rộn nên không mấy ai có thời gian để ngồi ngẫm nghĩ lại những ngày tháng khốc liệt đã qua. Nhưng những nhà sử học thì luôn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và suy ngẫm để tìm ra những sự thật, để đưa Lịch sử ngày càng đến gần với thực tế hơn. Bởi hơn một nửa thế kỷ đã qua đi, song lịch sử vẫn để lại cho chúng ta những dấu hỏi về những ngày tháng cả dân tộc chìm đắm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tội ác của kẻ xâm lược, nhân loại đã được chứng kiến. Thắng lợi của nhân dân ta, lịch sử đã ghi công. Nhưng nhìn lại, chúng ta vẫn cần xem xét xem đằng sau những gì mà thực dân Pháp đã gây ra ấy liệu đất nước ta có chịu những tác động gì mang chiều hướng tích cực hay không?

    Trước đây, với cách nhìn nhận cũ, chúng ta vẫn chỉ thường xem xét cuộc chiến tranh ấy với những gì tiêu cực nhất. Nhưng kể từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng ta (1986), tư duy lịch sử của các nhà sử học Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Nhiều vấn đề lịch sử đã được nhìn nhận lại một cách khách quan, trung thực trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

    Với những quan điểm và cách nhìn nhận mới, công cuộc tư bản hoá của thực dân Pháp ở Việt Nam cũng đã được nhìn nhận lại. Những tác động tích cực và tiêu cực của công cuụoc này đã từng bước được các nhà nghiên cứu đánh giá một cách khách quan, trung thực hơn.

    Trên cơ sở đánh giá khách quan và toàn diện công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam chúng ta mới có thể lý giải và làm sáng tỏ được cơ sở lịch sử của một số hiện tượng và phong trào chính trị, một số trào lưu tư tưởng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ này.


    B - NỘI DUNG

    1. Những nét cơ bản về Công cuộc tư bản hóa của thực dân Pháp ở Việt Nam

    1.1.Khái niệm tư bản hóa

    Theo cách hiểu thông thường, thuật ngữ tư bản hóa được hiểu là sự du nhập những yếu tố của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào một xã hội có trình độ tổ chức kinh tế - xã hội thấp hơn.

    Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trước làn sóng xâm lăng của các nước tư bản, điển hình là tư bản Pháp vào Việt Nam thì thuật ngữ tư bản hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...