Tài liệu Tác động khách quan của tiêu chí nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động khách quan của tiêu chí nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội


    Tác động của tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội nước ta được biểu hiện đa dạng trên rất nhiều nội dung và ở mọi phương diện, lĩnh vực xã hội. Trong đó, những nội dung quan trọng cần khẳng định trước hết chính là phương thức mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa giải quyết các mối liên hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ, giữa chính trị và nhân văn, giữa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa với vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và phát huy đại đoàn kết dân tộc.


    Tập trung và dân chủ có mối liên hệ biện chứng với việc tổ chức nhà nước và thực


    hiện các chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tập trung biểu thị xu thế thống nhất mọi phương thức tổ chức và hoạt động của các định chế xã hội. Đặc biệt, với định chế xã hội – nhà nước, tập trung bao giờ cũng dẫn đến thống nhất quyền lực và là cơ sở cho quá trình thống nhất quyền lực, thường là theo hệ thống dọc mà cấp dưới phải phục tùng cấp trên, đồng thời cấp trên phải có trách nhiệm đầy đủ với cấp dưới. Dân chủ vừa biểu thị xu thế tạo lập và mở rộng cơ sở xã hội cho sự phân công lao động quyền lực, vừa là con đường tất yếu dẫn đến quá trình phân công quyền lực. Khác với sự phân cấp quản lý nhà nước, sự phân công quyền lực nhà nước bao giờ cũng theo hệ thống ngang, trong đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vừa có sự phân định rõ ràng, vừa có sự kết hợp biện chứng với nhau.


    Giải quyết mối liên hệ giữa tập trung và dân chủ là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong phương thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều đó được quy định một cách khách quan từ sứ mệnh lịch sử của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức xây dựng xã hội mới về chất một cách hoàn toàn tự giác. Hơn nữa, do bản chất giai cấp công nhân luôn gắn liền với tính nhân dân, tính dân tộc

    và tính quốc tế, nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng phải thực hiện thống nhất các chức năng của mình trên cơ sở giải quyết thỏa đáng mối liên hệ hữu cơ giữa tập trung và dân chủ. Thực tiễn phát triển của lịch sử Nhà nước xã hội chủ nghĩa cho thấy, phương thức tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ tối ưu khi thực hiện được tập trung đi liền với dân chủ. Dưới tác động của tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội nước ta, mối liên hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ ngày càng thể hiện sự thống nhất rất cơ bản và chặt chẽ giữa các chức năng xã hội của nhà nước. Quản lý tập trung là yêu cầu có tính nguyên tắc để Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ sự nghiệp tổ chức xây dựng xã hội mới. Còn phát huy dân chủ là yêu cầu có tính nguyên tắc để Nhà nước xã hội chủ nghĩa hướng mọi hoạt động của mình vào giải quyết các vấn đề xã hội nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.


    Phương thức giải quyết mối liên hệ biện chứng giữa chính trị và nhân văn là một khía cạnh biểu hiện đa dạng sự thống nhất trong thực hiện các chức năng xã hội của Nhà nước dưới tác động của tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội nước ta. Thực chất mối liên hệ biện chứng giữa chính trị và nhân văn trong đời sống xã hội là mối liên hệ giữa việc giữ vững định hướng phát triển của toàn xã hội theo lập trường và lợi ích của giai cấp thống trị với yêu cầu tổ chức mọi hoạt động của xã hội theo tiêu chí tất cả từ con người, do con người và cho con người. Đối với nhà nước cũng vậy. Trong đời sống xã hội và tổ chức, hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữa chính trị và nhân văn có sự thống nhất chặt chẽ, và đó là sự thống nhất cố hữu, thuộc về bản chất của xã hội và nhà nước.


    Trong lịch sử xã hội loài người, mối liên hệ giữa chính trị và nhân văn được thể


    hiện ở rất nhiều khía cạnh, lĩnh vực đời sống xã hội, và ngày càng được hoàn thiện

    qua rất nhiều dạng thức, tính chất, trình độ. Về phương diện nhà nước, cách thức giải quyết mối liên hệ giữa chính trị và nhân văn là một trong những tiêu chí phân định nhà nước tiến bộ với nhà nước phản động. Cho nên, các nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình đều cố gắng thực hiện theo xu hướng thống nhất giữa chính trị và nhân văn, tức là cố gắng phấn đấu để vừa vững vàng về chính trị, vừa tạo lập được cơ sở xã hội rộng lớn về phương diện nhân văn, đặc biệt là ở các nhà nước tiến bộ thời kỳ đang lên.


    Tuy nhiên, không phải nhà nước nào cũng có khả năng giải quyết một cách khoa học mối liên hệ hữu cơ giữa chính trị và nhân văn. Sự thống nhất giữa chính trị và nhân văn là vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và chỉ đạt tới thống nhất triệt để trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là một thiết chế xã hội đặc biệt nhằm mục đích cuối cùng là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội, mọi vấn đề xã hội, kể cả những vấn đề chính trị – giai cấp cơ bản nhất, đều xuất phát từ con người, hướng tới lợi ích tối cao là con người và được thực hiện trên cơ sở phát huy tối đa vai trò của nhân tố con người. Mặt khác, chỉ có Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới là kiểu thiết chế xã hội có đủ điều kiện và khả năng giải phóng triệt để con người, khôi phục vị trí xứng đáng của con người trong làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.


    Từ cơ sở phương pháp luận trên đây, có thể thấy sự thống nhất giữa chính trị và nhân văn là một mặt quan trọng thể hiện tiêu chí của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đời sống xã hội nước ta. Trước hết bởi giữa các chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa với đời sống xã hội có sự chuyển hóa một cách trực tiếp: mọi vấn đề của đời sống xã hội đều được đặt trong sự quan tâm của Nhà nước, cũng như mọi vấn đề trong phạm vi giải quyết của Nhà nước đều phải được
    dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Điều đó đòi hỏi Nhà nước ta phải được

    xây dựng theo tiêu chí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mới giải quyết được các vấn đề chính trị gắn liền với đáp ứng các nhu cầu nhân văn trong đời sống xã hội, đồng thời làm cho phương thức tiến hành chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn thấm đậm tinh thần nhân văn, và ngược lại. Mặt khác, khi thống nhất được chính trị và nhân văn thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có thể
    giải quyết thỏa đáng sự thống nhất trong thực hiện các chức năng xã hội của mình. Do tính nhân văn là phạm trù thuộc bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, cho nên việc giải quyết các vấn đề chính trị trong xã hội đều phải trên cơ sở hướng tới giải quyết tích cực hoặc ít nhất không ảnh hưởng xấu đến các vấn đề dân sự. Mặt khác, chính sự thống nhất giữa chính trị và nhân văn làm cho quá trình giải quyết các vấn đề dân sự của Nhà nước xã hội chủ nghĩa bám sát định hướng chính trị – giai cấp, thấm đượm tinh thần chính trị tiến bộ nhất trong lịch sử của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi thấm nhuần sâu sắc sự thống nhất không thể tách rời giữa chính trị và nhân văn trong mọi tổ chức và hoạt động của mình, Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có thể thực hiện các chức năng xã hội – chính trị và xã hội – dân sự trong sự thống nhất biện chứng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...