Luận Văn Tác động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TÁC ĐỘNG, KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÚI PHÍA BẮC)

    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục các cụm từ viết tắt 5
    Lời nói đầu 7
    A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 8
    1. Giải thích một số thuật ngữ dùng trong nghiên cứu 8
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tính cấp thiết của đề tài 10
    3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 12
    4. Câu hỏi nghiên cứu 13
    5. Phạm vi và nguồn tài liệu nghiên cứu 13
    6. Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích 13
    7. Tiến trình nghiên cứu 14
    8. Hạn chế của nghiên cứu 14
    B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
    Chương I. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VÙNG MNPB 15
    1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên 15
    1.2. Mấy nét khái quát về các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 16
    1.2.1. Đặc điểm cư trú và dân số 16
    1.2.2. Tổ chức chính trị - xã hội và vấn đề sở hữu truyền thống 16
    1.2.3. Hoạt động kinh tế truyền thống 18
    1.2.4. Đời sống văn hóa và đức tin 20
    1.3. Thực trạng và những thách thức 22
    1.4. Miền núi phía Bắc trong mối tương quan với đồng bằng sông Hồng 24
    Chương II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG 26
    2.1. Một số biểu hiện chính của BĐKH và thiên tai tại các tỉnh miền núi phía Bắc 26
    2.2. Tác động của BĐKH và tình trạng dễ tổn thương với biến đổi khí hậu 32
    2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành sản xuất khác nhau 32
    2.2.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt 32
    2.2.1.2. Tac đông cua biến đổi khí hậu đến san xuât chăn nuôi 34
    2.2.2. Tác động của BĐKH đến người dân các DTTS 36
    2.2.3. Các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong bối cảnh BĐKH và thiên tai 38
    2.3. Quan hệ giữa ĐBSH và MNPB trong bối cảnh biến đổi khí hậu 41
    Chương III. NHỮNG SÁNG KIẾN NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA NGƯỜI DÂN 43
    3.1. Tri thức bản địa: Cơ sở của những sáng kiến nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu 43
    3.2. Những sáng kiến nhằm thích nghi và giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH 44
    3.2.1. Tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe 44
    3.2.2. Trong việc chống sạt lở đất và xói mòn 46
    3.2.3. Trong việc giảm thiểu khả năng gây lũ 47
    3.2.4. Trong việc khai thác và bảo vệ nguồn nước 48
    3.3. Một vài phân tích về các sáng kiến cộng đồng 51
    3.3.1. Về chi phí-lợi ích và khả năng nhân rộng của các sáng kiến cộng đồng 51
    2
    3.3.2. Về vai trò của phụ nữ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của IK 53
    3.4. Thuận lợi và khó khăn chính trong việc áp dụng các sáng kiến cộng đồng 53
    3.4.1. Thuận lợi 53
    3.4.2. Khó khăn/thách thức 55
    Chương IV: CHÍNH SÁCH VÀ LỖ HỔNG CHÍNH SÁCH 60
    4.1. Tổng quan về hệ thống chính sách cho địa bàn miền núi phía Bắc trước chương trình mục
    tiêu quốc gia về nông thôn mới (NTP-NRD)
    60
    4.1.1. Nhóm chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng quan hệ sản xuất mới vùng dân
    tộc và miền núi
    60
    4.1.2. Nhóm chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng 60
    4.1.4. Nhóm chính sách về văn hoá, y tế, giáo dục và truyền thông 61
    4.1.5. Nhóm chính sách bảo vệ môi trường vùng dân tộc và miền núi 61
    4.1.6. Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống 61
    4.1.7. Đánh giá chung về việc thực hiện các nhóm chính sách phát triển 62
    4.2. Các chương trình phát triển đang được triển khai hiện nay ở miền núi phía Bắc 63
    4.2.1. Chương trình trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo 63
    4.2.2. Chiến lược quốc gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; và Chương trình mục tiêu quốc
    gia ứng phó với biến đổi khí hậu
    64
    4.2.3. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTP-NRD) 65
    4.3. Một vài trọng tâm trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển ở các địa phương 67
    4.3.1. Chủ trương phân cấp/phân quyền trong thực hiện chính sách 67
    4.3.2. Coi trọng nhiệm vụ hỗ trợ/xây dựng CSHT ở nông thôn 67
    4.3.3. Coi trọng nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sinh kế ở nông thôn 68
    4.3.4. Coi trọng nhiệm vụ đào tạo, nâng cao dân trí và nhận thức cho cộng đồng miền núi 68
    4.4. Một số bất cập (lỗ hổng) chính sách phát triển miền núi nhằm ứng phó tốt hơn với vấn đề
    biến đổi khí hậu
    69
    4.4.1. Những bất cập chung liên quan đến khả năng ứng phó với BĐKH 69
    4.4.1.1. Chính sách phát triển cho miền núi tập trung nhiều hơn vào mục tiêu xóa đói giảm
    nghèo, phát triển KTXH trước mắt hơn là vấn đề ứng phó với BĐKH
    69
    4.4.1.2. Thiếu các chỉ tiêu hay hoạt động cụ thể liên quan đến tính dễ tổn thương và hệ quả do
    các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
    70
    4.4.1.3. Kịch bản BĐKH và những chính sách đi kèm nặng và thiên lệch về ứng phó với nước
    biển dâng hơn là những hệ quả khác
    70
    4.4.2. Những bất cập đối với một số chính sách cụ thể liên quan đến khả năng ứng phó với
    BĐKH ở MNPB
    71
    4.4.2.1. Đối với việc xây dựng CSHT ở miền núi 71
    4.4.2.2. Đối với hỗ trợ phát triển sinh kế của người dân, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi 71
    4.4.2.3. Đối với hỗ trợ nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của người dân, đồng bào dân
    tộc thiểu số miền núi.
    71
    4.4.2.4. Đối với chính sách quy hoạch nông thôn mới ở miền núi. 71
    4.4.3 Nguyên nhân của những bất cập về chính sách và trở ngại trong việc lồng ghép mục tiêu
    ứng phó với BĐKH với mục tiêu phát triển KTXH, giảm nghèo ở miền núi
    72
    4.4.3.1. Nguyên nhân chính của các bất cập về chính sách phát triển KTXH miền núi liên quan
    đến khả năng hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
    72
    4.4.3.2. Các rào cản làm hạn chế khả năng lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH trong các
    chương trình, dự án phát triển KTXH khác ở miền núi
    73
    4.4.3.3. Các số liệu về BĐKH thường không liên quan trực tiếp đến các quyết định đầu tư phát
    triển
    73
    4.4.3.4. Khi phải lựa chọn ưu tiên, các địa phương luôn nghiêng về phát triển 73
    4.4.3.5. Tầm quan trọng của vùng kinh tế 73
    4.4.3.6. Vai trò thể chế hóa định hướng của Đảng và Nhà nước đối với các chính sách phát triển
    kinh tế vùng và địa phương
    75
    3
    4.5. NTP-NRD: Cơ hội và thách thức cho NTP-RCC 75
    4.5.1. NTP-NRD: Cơ hội cho việc lồng ghép NTP-RCC ở MNPB 75
    4.5.2. Cơ hội tham gia vào xây dựng những chính sách mới trong khung chính sách dự kiến của
    Chính phủ giai đoạn 2011-2020 nhằm ứng phó với BĐKH
    76
    4.5.3. Thách thức cho việc lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH giữa 2 chương trình NTP-NRD và NTP-RCC
    76
    Chương V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
    5.1. Kết luận 78
    5.2. Khuyến nghị 79
    5.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước 79
    5.2.2. Khuyến nghị đến các tô chức NGO 79
    5.2.3. Khuyến nghị đến các nhà tài trợ 80
    Danh mục tài liệu tham khảo 81
    PHỤ LỤC 85


    Lời nói đầu
    Nghiên cứu này được CCWG cùng với EMWG phối hợp chủ trì và CARE là cơ quan điều
    phối/tổ chức thực hiện. Báo cáo tổng hợp của nghiên cứu được viết bởi một nhóm tư vấn độc
    lập đến từ Viện Khoa học xã hội Việt Nam (TS Mai Thanh Sơn), Viện Nghiên cứu Chính
    sách và Chiến lược Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TS Lê Đức Thịnh) và Đại học
    Nông-Lâm Huế (TS Lê Đình Phùng). Các kết quả được đưa ra trong báo cáo chủ yếu dựa
    trên việc phân tích các nguồn tài liệu thành văn và một phần là những thông tin do nhóm tư
    vấn thu thập được tại tỉnh Hà Giang.
    Trước khi tiến hành nghiên cứu thực địa, nhóm tư vấn đã nhận được sự hỗ trợ về tài liệu của
    nhiều thành viên trong các mạng lưới CCWG, EMWG và một số tổ chức khác. Quá trình
    đánh giá tại các địa phương, nhóm tư vấn đã nhận được sự hợp tác/giúp đỡ của chính quyền,
    đoàn thể và nhân dân tỉnh Hà Giang; của các bạn Vũ Lan Hương (CARE), Nguyễn Thanh
    Hương (CARE), Lê Văn Hà (VASS), Lê Thị Bình (Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái) và Giàng
    Thị Tình (CSDM). Trong thời gian thực hiện nghiên cứu, nhóm tư vấn luôn nhận được sự hỗ
    trợ hậu cần/kỹ thuật của các bạn Đặng Thu Phương (CARE) và Nguyễn Việt Hà (CARE). Để
    hoàn thiện báo cáo, CARE đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho các tư
    vấn lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên trong mạng lưới CCWG, EMWG. Đặc
    biệt, trong cuộc Hội thảo do CCWG và EMWG phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 24 tháng
    10 năm 2010, nhóm tư vấn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các
    chuyên gia đến từ nhiều tổ chức khác nhau và đông đảo cán bộ địa phương đến từ các tỉnh
    Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An và Thanh Hóa. Nhóm
    tư vấn xin tri ân sự hợp tác/giúp đỡ hiệu quả đó.
    Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, song báo cáo không thể tránh khỏi
    những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả mong nhận được sự đóng góp chân
    thành của các tổ chức hữu quan và Quí vị.
    Xin trân trọng cảm ơn.
    Tập thể tác giả


    A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
    1. Giải thích một số thuật ngữ dùng trong nghiên cứu
    Thời tiếtlà trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các
    yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,
    Thời tiết cực đoanlà sự gia tăng cường độ của các yếu tố thời tiết như sự thay đổi của cực
    nhiệt độ (những đợt nóng với nhiệt độ cao xảy ra thường xuyên hơn, rét đậm hơn, bão nhiệt
    đới mạnh hơn, mưa lớn tập trung hơn nhưng nắng hạn cũng gay gắt hơn ). Thời tiết cực
    đoan còn bao gồm cả hiện tượng các yếu tố thời tiết diễn ra trái quy luật thông thường.
    Khí hậuthường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết (thường là 30 năm).
    Biến đổi khí hậu(BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao
    động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
    Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài,
    hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Bao gồm cả trong
    khai thác sử dụng đất.
    Ứng phó với biến đổi khí hậu(Response/Coping) là các hoạt động của con người nhằm thích
    ứng và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
    Thích nghi/Thích ứng/Thích hợp với biến đổi khí hậu(adaptation) là sự điều chỉnh hệ
    thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích
    giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.
    Giảm nhẹ biến đổi khí hậu(Mitigation) là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ
    phát thải khí nhà kính.
    Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của
    các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước
    biển dâng. Kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó chỉ
    đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống khí hậu.
    Thiên taicó nghĩa là các hiện tượng thiên nhiên gây ra sự tổn hại về người và vật chất, hệ
    sinh thái và động vật như bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa phun trào, sóng thần, vòi rồng (lốc
    xoáy), núi lở, sạt lở đất. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên nhưng có mối quan hệ nhất định với
    biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
    Hiểm họalà sự kiện/sự cố hay hiện tượng không bình thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
    hoặc đã xảy ra nhưng chưa gây tác hại mà có khả năng đe dọa đến tính mạng, tài sản và đời
    sống của con người.
    Hoạt động ưu tiênlà những hoạt động cấp bách mà nếu trì hoãn thực hiện sẽ làm gia tăng
    tính dễ bị tổn thương hoặc sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn về sau này.
    Tích hợp/Lồng ghép/Kết hợp/Hoà hợpvân đê biến đổi khí hậu và các kế hoạch phát triển
    (Mainsteaming/Integration) là hoạt động điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển, bao gồm
    chủ trương, chính sách, cơ chế, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch phát triển,
    các nhiệm vụ và sản phẩm của kế hoạch cũng như các phương tiện, điều kiện thực hiện kế
    hoạch phát triển cho phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan và
    những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với kế hoạch phát triển.
    Đánh giá tác động do biến đổi khí hậulà nghiên cứu xác định các ảnh hưởng của biến đổi
    khí hậu lên môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài các ảnh hưởng
    bất lợi còn có thể có các ảnh hưởng có lợi. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng bao
    gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
    9
    Tình trạng dễ bị tổn thươnglà một loạt các điều kiện tác động bất lợi, ảnh hưởng đến khả
    năng của một cá nhân, hộ gia đình hoặc một cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó
    với một hiểm họa và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến những tổn thất và thiệt hại
    mà họ có thể gặp phải.
    Tính tổn thương/Khả năng (bị) tôn thương(Vulnerability) do tác động của biến đổi khí hậu
    là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến đổi khí
    hậu, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
    Đối tượng dễ bị tổn thươnglà tập hợp các nhóm người dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do sự thay
    đổi của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ở Việt Nam, các nhóm được xem
    là dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ, dân tộc thiểu số và người nghèo. Dưới tác động của biến
    đổi khí hậu, thuộc nhóm dễ bị tổn thương còn có người già và trẻ em.
    Đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậulà đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng của một (các)
    đối tượng (các cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế - xã hội/ngành) dưới
    tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng không chỉ phụ
    thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của đối
    tượng đó. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn
    thương chỉ ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến
    đổi khí hậu.
    Khả nănglà nguồn lực, kỹ năng, kiến thức, ý thức và cơ sở vật chất, phương tiện mà mỗi cá
    nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng có được nhằm giúp cho họ có thể phòng ngừa, ứng phó và
    giảm thiểu rủi ro do thảm họa gây ra hoặc nhanh chóng khắc phục một thảm họa.
    Thảm họalà khi hiểm họa xảy ra làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, gây ra tổn thất và
    thiệt hại do không đủ khả năng chống đỡ với những tác thương của nó.
    Rủi ro thảm họalà thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có thể gặp nguy hiểm hay chịu thiệt hại
    và mất mát được dự đoán nếu có hiểm họa xảy ra (số người có thể gặp thương vong, số nhà
    có thể bị hư hại và vùng dễ bị ảnh hưởng ). Rủi ro thảm họa cũng có thể hiểu là những tổn
    hại, mất mát về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường do thảm họa thiên tai, nhân tai và tác
    động của biến đổi khí hậu gây ra.
    Tri thức bản địa (IK)/kiến thức bản địa/tri thức truyền thống/tri thức địa phươnglà hệ
    thống tri thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm, đã
    được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường tự
    nhiên, văn hóa, xã hội.
    Định kiến tộc người là xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực của một cá nhân thuộc tộc người này
    đối với một cá nhân thuộc tộc người khác hay cả một cộng đồng tộc người khác. Định kiến
    thường gây ra những trở lực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người, nhiều
    khi dẫn đến những mâu thuẫn xung khắc.
    Sốc văn hóalà thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái lo lắng, bất an, rối loạn, bối rối, mất phương
    hướng của một cá nhân hay một cộng đồng trước các tác động của tự nhiên (động đất, thiên
    tai, bão lũ ) hay do con người gây ra (chiến tranh, sự xâm lăng, sự áp đặt văn hoá - lối
    sống của quốc gia này đối với quốc gia khác, cộng đồng này lên cộng đồng khác, cá nhân
    này lên cá nhân khác).
    Hiệu ứng không mong đợi của chính sáchlà những kết quả phát sinh trên thực tế nhưng
    nằm ngoài dự liệu của những người làm chính sách. Các hiệu ứng không mong đợi có thể là
    tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực.
    10
    Giải thiêng là những cố gắng của các cơ quan hữu quan, tổ chức hoặc cá nhân nhằm xóa bỏ
    các niềm tin của người dân và cộng đồng đối với một hiện tượng tâm linh nào đó được
    Nhà nước cho là mê tín dị đoan.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc xóa đói
    giảm nghèo và phát triển ở vùng dân tộc thiểu số nói chung, ở vùng núi phía Bắc nói riêng.
    Có được kết quả đó, một phần là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của người dân, một phần
    khác là do sự hỗ trợ/can thiệp của Nhà nước thông qua rất nhiều chương trình/chính sách/dự
    án đã và đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, diễn trình phát triển ở khu vực dân tộc
    thiểu số nói chung, ở vùng núi phía Bắc nói riêng, đang phải đối mặt với nhiều thách thức,
    trong đó có sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các thảm họa thiên tai.
    Theo ghi nhận của các cơ quan hữu quan, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh
    hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trong hai chục năm gần đây (là 1 trong 5
    nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí đứng thứ 3 vào năm 2008). Biến đổi khí hậu đã làm
    gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Hậu quả của
    thiên tai vô cùng lớn: thiệt hại về người, phá hoại cơ sở hạ tầng, làm ảnh hưởng đến nhiều
    thành quả phát triển kinh tế xã hội và gia tăng tình trạng đói nghèo. Trong thời gian 10 năm,
    từ 1997 đến 2006, thiệt hại mỗi năm ở Việt Nam chiếm khoảng 1.5% GDP và cướp đi mạng
    sống của khoảng 750 người
    1
    .
    Năm 2008, Tổng cục Thống kê cho biết, thiên tai đã làm 515 người chết và mất tích, trên 230
    nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; hơn 1 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 54 nghìn ha
    nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng và 4,700 ngôi nhà bị sập, bị cuốn trôi. Tổng giá trị thiệt hại do
    thiên tai gây ra ước tính trên 11,500 tỷ đồng Việt Nam.
    Năm 2009, theo số liệu của Ban Chỉ đạo Phòng-Chống lụt bão Trung ương, Việt Nam đã phải
    chịu ảnh hưởng của 11 cơn bão, 4 đợt áp thấp nhiệt đới và nhiều trận lũ lớn, ngập lụt, lốc
    xoáy, mưa đá, sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, Tổng giá trị thiệt hại do
    bão, lũ gây ra ước gần 23,200 tỷ đồng, tức là gấp hai lần con số thiệt hại do bão, lũ gây ra
    năm 2008. Thiên tai đã làm 426 người chết, 28 người mất tích, 1,390 người bị thương cùng
    nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu và các công trình công cộng.
    Năm 2010, cả nước phải hứng chịu 6 cơn bão, 4 đợt lũ lớn lịch sử tại miền Trung cùng với
    nắng nóng, hạn hán, rét hại kéo dài đã làm chết và mất tích 362 người, 490 người bị thương,
    6,000 ngôi nhà bị phá huỷ, gần 500,000 ngôi nhà và 300,000 ha lúa, hoa màu bị ngập lụt, hư
    hại. Ước tính thiệt hại về vật chất khoảng 16,000 tỷ đồng
    2
    .
    Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam đã được giới học thuật và các cơ quan hỗ
    trợ phát triển quốc tế đề cập từ rất sớm. Trước thời điểm mà Việt Nam tham gia ký Nghị định
    thư Kyoto (1998), đã có một số nghiên cứu/đánh giá dự báo về tác động của BĐKH tới Việt
    Nam. Năm 1994, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm
    quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước
    biển dâng. Tháng 12 năm 1998, Việt Nam tham gia ký Nghị định thư Kyoto và chính thức
    phê chuẩn Nghị định thư này vào tháng 9/2002.
    Năm 2003 đánh dấu bước đột phá đầu tiên trong mối quan tâm chung của Việt Nam đối với
    hiện tượng BĐKH: Công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam theo Hiệp định khung
    về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (SRV, MONRE, 2003).
    1
    http://www.thoitietnguyhiem.net
    2
    http://www.thoitietnguyhiem.net/
    11
    Năm 2004, Việt Nam công bố Báo cáo Quốc gia về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (SRV, 2004).
    Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ công bố Quyết định về “Định hướng Chiến lược
    Phát triển Bền vững ở Việt Nam” hay còn gọi là “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam”.
    Ngày 17/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2005/TTg về việc hướng
    dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam. Và để cụ thể hóa hơn nữa, ngày 6/4/2007,
    Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 47/2007/TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị định
    thư Kyoto trong giai đoạn 2007-2010.
    Năm 2007, Việt Nam công bố Chiến lược Quốc gia về phòng chống, thích nghi và giảm nhẹ
    thiên tai đến năm 2020 (SRV, 2007). Ngay sau đó, năm 2008 Việt Nam quyết định thực hiện
    Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH (theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg
    ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ).
    Như vậy, chỉ trong thời gian rất ngắn, Việt Nam đã liên tiếp ban hành các văn bản chính sách
    liên quan đến biến đổi khí hậu và phòng nừa giảm nhẹ thiên tai. Điều đó cho thấy mối quan
    tâm to lớn của Nhà nước đối với hiện tượng tự nhiên đã và sẽ có nhiều ảnh hưởng tới tất cả
    các lĩnh vực của đất nước.
    Cũng trong thời gian đó, nhiều nghiên cứu/báo cáo khảo sát - đánh giá của các tổ chức khoa
    học kỹ thuật, các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế đã được công bố. Những số liệu mà
    các báo cáo đánh giá hoặc nghiên cứu đưa ra có thể giúp người đọc hình dung nhiều vấn đề
    liên quan đến các lĩnh vực chính như tài nguyên môi trường, kinh tế, văn hóa, giáo dục và
    chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Thông báo đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi khí hậu
    (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ
    biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050
    mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1m. Với nguy cơ này,
    Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD. Nhiều nghiên cứu của Viện Khoa học
    Khí tượng, Thuỷ văn và Môi trường; Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam đều có những nghiên
    cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Reiner và các cộng sự (2004) đã công bố một
    nghiên cứu trên mô hình toán thuỷ lực để phỏng đoán các diễn biến ngập lũ ở đồng bằng sông
    Cửu Long (ĐBSCL) trong thời đoạn tháng 8 đến tháng 11 với kịch bản mực nước biển dâng
    20cm và 50cm. Kết quả cho thấy, đường đồng mức ngập lũ sẽ mở rộng tương ứng với mức
    nước dâng 20cm và 50cm sẽ là 25km và 50km về phía hạ du Mekong. Ở giai đoạn đầu của lũ
    (tháng 8), mực nước trung bình vùng ĐBSCL sẽ gia tăng thêm 14.1cm (khi nước biển dâng
    20cm) và 32.2cm (khi nước biển dâng 50cm). Đến kỳ đỉnh lũ (tháng 10), mức gia tăng mức
    ngập tương ứng này sẽ là 11.9 cm và 27.4 cm.
    Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ triều ở Việt Nam để kết
    luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước biển: Trung bình mỗi năm mực
    nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1.75 - 2.56mm. Dasgupta và các cộng sự (2007)
    cũng công bố một nghiên cứu chính sách (do Ngân hàng Thế giới xuất bản) đã xếp Việt Nam
    nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Theo đó, tại Việt
    Nam, hai đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng
    cao 1m, ước chừng 5.3% diện tích tự nhiên, 10.8% dân số, 10.2% GDP, 10.9% vùng đô thị,
    7.2% diện tích nông nghiệp và 28.9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro ở ĐBSCL, bao
    gồm cả hạn hán và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo
    dài (Peter và Greet, 2008). Các kết quả nghiên cứu này đã được Chương trình Phát triển của
    Liên hiệp quốc - UNDP (2007) ghi nhận chính thức. Trên cơ sở đó, Ủy ban Liên Chính phủ
    về Biến đổi khí hậu - IPCC (2007), qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển
    dâng ở nhiều quốc gia, đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ
    do sự biến đổi khí hậu toàn cầu là vùng hạ du sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges -Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập).


    Danh mục tài liệu tham khảo
    Adejuwon S (2004) Impacts of climate variability and climate change on crop yield in
    Nigeria, 20-21.
    AAV-Rudec (2008): Study on Impact of Climate Change on Agriculture and Food Security
    (Case studies in Vietnam).
    AFD 2009, AFD và biến đổi khí hậu: Dung hoà giữa phát triển và khí hậu”, www.afd.fr
    Barry B, Ernesto FV & Argentina AC (không rỏ năm) Rangeland and Livestock.
    Bộ lao động thương binh xã hội, UNICEF 2010, Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn
    thương tích cho trẻ em Việt Nam, Hà Nội.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2007, Chuyên đề thủy lợi số 2: Biến đổi khí hậu và
    các chính sách thích ứng giảm thiểu tác động, Hà Nội.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
    khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
    Chính phủ), Hà Nội.
    Bộ Tài nguyên và môi trường (2009): Kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng cho Việt
    Nam,Hà Nội
    Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009, Thông tin biến đổi khí hậu, Hà Nội
    Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010, Hỗ trợ quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt
    Nam, Hà Nội
    Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. (2008) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
    khí hậu, pp. 71. Hà Nội: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
    Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. (2009) Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
    Nam, pp. 34. Hà Nội.
    Bob Baulch và cộng sự (2009). “Ethnic Minority Poverty in Vietnam”
    Center for Sustainable Rural Development. (2009) Need assessment on climate change
    mitigation and adaptation, a study in Backan province, pp. 54. Ha noi.
    Chaudhry P & Ruyschaert G (2007) Climate change and human development in Vietnam: A
    case study. In Human development report 2007/2008: UNDP.
    Có thể kể đến các nghiên cứu và tài liệu sau:
    Dang Thu Phuong., Roger Few., To Thi Giang., Hoang Minh Hien., Cao Phan Viet., Bui Le
    Inh. & Le Duc Chinh . (2009) Climate change adaptation: priorities and integration in Ha
    Giang’. Research report. Center for Sustainable Development in Mountainous Areas in
    cooperation with Ha Giang People’s Committee, Vietnam.
    Dow K & Downing T (2007) The atlas of climate change: University of California Press.
    Gay McDougall (2010): Report of the independent expert on minority issues.
    Gorforth CJ (2008) Impacts on livelihoods. Livestock and global climate change, 25-26.
    GS. TSKH Nguyễn Ngọc Trân , Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng ở đồng bằng
    sông Cửu Long và duyên hải miền Trung - Một số nhiệm vụ cần triển khai, www.vncold.vn
    82
    Hoàng Minh Hiền, Nguyễn Ngọc Trân, Đào Xuân Lai 2008, Kỷ yếu Hội thảo: Tác động của
    biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động cho địa phương (Trường hợp miền Trung Việt Nam),
    NXB Khoa học và kỹ thuật
    Hội chữ thập đỏ Việt Nam 2004, Dự án thí điểm phòng ngừa thảm học liên quan đển biến
    đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và phòng ngừa thảm hoạ. Việt Nam học cách sống chung với
    biến đổi khí hậu (Báo cáo quốc gia về những nỗ lực thích ứng với tác động của biến đổi khí
    hậu), Hà Nội.
    Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới đói nghèo và
    phát triển bền vững 2007, Tác động của biến đổi khí hậu và đánh bắt thủy sản, Hà Nội
    Institute for Studies of Society, Economy and Environment, “Representation of ethnic
    minorities on mass media”, available from www.isee.org.vn/upload/files/representation-of-ethnic-minorities-on-the-mass-me_1278495749.pdf.
    James C. Knowles 2008, Công bằng y tế ở Việt Nam, phân tích thực trạng tập trung vào tử
    vong bà mẹ và trẻ em, UNICEF, Hạ Long, Việt Nam
    Jamieson và các cộng sự (1998): “Khủng hoảng phát triển ở các vùng miền núi Việt Nam”
    Joint Advocacy Networking Initiative in Vietnam (JANI). (2011) Good practices and lesson
    learnt on CBDRR in upland areas in Vietnam, pp. 58. Ha noi.
    Lau BN (2000) ENSO effects on drought and inundation in agricultural production in
    Vietnam National consultation workshop on understanding extreme climate events in Hanoi
    Vietnam 15-16 May 2000.
    Lê Anh Tuấn 2009, Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn
    vùng đồng bằng sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu - Đại học Cần Thơ
    Lê Anh Tuấn 2009, Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở
    miền Nam Việt Nam, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu – Đại học Cần Thơ
    Lê Quang Bình và cộng sự (2010): “Áp dụng phương pháp tiếp cânh nhân học trong CT135:
    Phân tích các vấn đề xã hội và văn hóa nhằm cân nhắc cho Chương trình 135 giai đoạn III”.
    Lê Trọng Cúc. 2002. Mười năm phát triên miền núi Việt Nam: Các vấn đề kinh tế-xã hội và
    môi trường. Trong Phát triển miền núi Việt Nam- mười năm nhìn lại. Hà Nội: NXB. Nông
    Nghiệp.
    Lê Xuân Trường. (2009) Flash flood and mitigation in Vietnam: Disaster Management
    Center.
    Mai Thanh Sơn và cộng sự (2009). “Một số vấn đề về chính sách của Đảng và Nhà nước đối
    với dân tộc thiểu số”.
    Ngân hàng thế giới 2010, Báo cáo phát triển thế giới năm 2010: Phát triển và biến đổi khí
    hậu, www.worlbank.org.vn
    Nguyễn Đình Hoè, Đặng Đình Long, Trần Xuân Thuỷ, Tác động của biến đổi khí hậu đối với
    Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường vùng (CERSED)
    Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh 2008, Biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia. (Báo cáo
    hội thảo: Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam), Hà Nội
    Nguyễn Thọ Nhân 2009, Biến đổi khí hậu và năng lượng, NXB Tri Thức, Hà Nội
    83
    Nyong A (2008) Climate Change, Agriculture and Trade: Implications for Sustainable
    Development. Barcelona: ICTSD.
    Oxfam 2008, Việt Nam Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo, Hà Nội
    Oxfam 2009, Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Các cơ hội cải thiện bình đẳng giới.
    Báo cáo thảo luận chính sách, Hà Nội
    Oxfam International (2009): Consolidation and Collection of Good Models/Practices in
    Disaster Risk Reduction and Climate Change Adaptation.
    Oxfam International in Vietnam. (2008) Climate change, adaptation and the poor.
    Oxfarm Great Britain in Vietnam. (2008) Baseline Surveys in Ninh Thuan and Lao Cai
    Provinces, pp. 89. Hanoi.
    Oyekale A & Ibadan N (2009) Climatic variability and its impacts on agricultural income and
    households' welfare in Southern and Northern Nigeria 6, 322004.
    Pham Thu Hien. (2011) Survey report: Impact of natural disasters and climate change on
    ethnic minorities in Northen mountainous areas through a gender lens. Hanoi: Care
    International in Vietnam.
    Phan Bảo Minh, Đỗ Hoài Vũ và cộng sự 2009, Báo cáo chuyên đề: Biến đổi khí hậu và ảnh
    hưởng của biến đổi khí hậu, Trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh
    Rex VC, Hideo H, Murari L & Shaohong W (2007) IPCC (2007) Impacts, adaptations and
    vulnerability, Chaper 10 - Asia.
    S. Frank, E. Ronald, G. Andreas, S. Ulrike, K. Ralf 2009, Mô phỏng biến đổi khí hậu liên kết
    và quy hoạch đô thị bền vững (Nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh), TP. Hồ Chí Minh
    S.Rahmstorf, Hans J.Schellnhber 2008, Khí hậu biến đổi: Thảm kịch vô tiền khoáng hậu
    trong lịch sử nhân loại, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
    Thornton P & Mario H (2008) Climate change, vulnerability and livestock keepers:
    challenges for poverty alleviation Livestock and global climate change, 21-24.
    Thornton P, Herrero M, Freeman A, Mwai O, Rege E, Jones P & McDermott J (2007)
    Vulnerability, Climate change and Livestock–Research Opportunities and Challenges for
    Poverty Alleviation. 4.
    Trung tâm nghiên cứu và phát triển xã hội 2010, Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng
    đồng (Lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế), TP. Huế
    Trung tâm Phát triển miền núi bền vững – CSDM (2009): Thích ứng với biến đổi khí hậu:
    Các thứ tự ưu tiên và lồng ghép ở Tỉnh Hà Giang.
    TS. Tô Văn Trường 2008, Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực quốc gia,
    Ban chủ nhiệm chương trình trọng điểm cấp nhà nước KC08/06-10,
    http://www.warecod.org.vn
    UNDP 2008, Báo cáo con người 2007/2008: Chấn động khí hậu nguy cơ tổn thương trong
    một thế giới bình đẳng; Tránh biến đổi khí hậu chiến lược giảm nhẹ, www.undp.org.vn
    UNDP 2009, Việt Nam và biến đổi khí hậu: Báo cáo thảo luận các chính sách phát triển con
    người bền vững, Hà Nội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...