Tiểu Luận Tác động đòn bẩy lên rủi ro và tỷ suất sinh lợi.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 3
    1. Rủi ro kinh doanh: 3
    2. Rủi ro tài chính: 5
    II. PHÂN TÍCH HÒA VỐN 7
    1. Phân tích hòa vốn theo đồ thị: 8
    2. Phân tích hòa vốn bằng các phép tính đại số: 9
    3. Ví dụ về phân tích hòa vốn: 10
    4. Phân tích hòa vốn và đánh giá rủi ro: 12
    5. Những hạn chế của phân tích hòa vốn: 13
    6. Đòn bẩy và báo cáo thu nhập: 15
    III. ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH : 17
    1. Khái niệm : 17
    2. Tầm quan trọng của đòn bẩy : 17
    3. Đòn bẩy kinh doanh và Đo lường rủi ro kinh doanh : 18
    4. Đo lường rủi ro tài chính: 22
    5. Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp: 25
    IV. EPS, TÍNH KHẢ BIẾN DOANH THU, RỦI RO VÀ TÀI SẢN CỔ ĐÔNG: 26
    V. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ: CÂN ĐỐI RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI NESTLE: 27


    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
    Các khái niệm trong bài cần được thống nhất hiểu theo nghĩa như sau:
    a, Đòn bẩy: liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định hay các chi phí tài chính cố định của một doanh nghiệp.
    b, Rủi ro kinh doanh: liên quan đến tính không chắc chắn trong thu nhập EBIT. Rủi ro kinh doanh do tính bất ổn của doanh thu và mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh.
    c, Rủi ro tài chính: là tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do việc sử dụng các chi phí tài chính cố định.
    d, Phân tích hòa vốn: là phương pháp để nghiên cứu về mối liên hệ giữa doanh thu, các chi phí hoạt động cố định, các chi phí hoạt động biến đổi và EBIT tại nhiều mức sản lượng khác nhau.
    e, Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh ( DOL): được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong EBIT do 1% thay đổi trong doanh thu.
    f, Độ nghiêng đòn bẩy tài chính ( DFL): được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần EPS do 1% thay đổi trong EBIT.
    g, Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp: được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong EPS do 1% thay đổi trong doanh thu.
    Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu để làm rõ khái niệm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính vì đây là hai khái niệm quan trọng xuyên suốt chương này.
    1. Rủi ro kinh doanh:Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay không chắc chắn về EBIT của doanh nghiệp.
    Các số đo như độ lệch chuẩn EBIT, hệ số phương sai có thể được dùng để chỉ rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp.
    Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của một doanh nghiệp (nếu các tác động của các yếu tố quan trọng khác không đổi) bao gồm:
    Tính biến đổi của doanh số theo chu kỳ kinh doanh: Các doanh nghiệp, như Delta Airline với doanh số có dao động lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp như American Brands. Ví dụ, trong thời kỳ suy thoái đầu thập niên 90, các nhà phân tích dự báo rằng American Brand sẽ đạt mức doanh số và lợi nhuận cao kỷ lục. Ngược lại các nhà phân tich dự kiến Delta Airlines có doanh số thấp hơn và lỗ trong cùng thời gian này.
    Tính biến đổi của giá: thông thường, giá cả trong một ngành công nghiệp càng cạnh tranh nhiều, rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đó càng lớn.
    Tính biến đổi của chi phí: tính biến đổi trong chi phí đầu vào để sản xuất của một doanh nghiệp càng cao thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó càng lớn.Ví dụ trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao như hiện nay, các công ty vận tải, hàng không là những công ty có mức độ rủi ro kinh doanh cao hơn so với các công ty khác, vì chí phí đầu vào chủ yếu là xăng dầu.
    Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: Sức mạnh thì trường của một doanh nghiệp càng lớn, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp này càng nhỏ. Khi đánh giá sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp, nên xem xét không chỉ yếu tố cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp đang phải đối phó mà nên xem xét cả tiềm năng cạnh tranh tương lai, nhất là cạnh tranh có thể phat sinh từ nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...