Luận Văn Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang


    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Trang
    Bảng 1.1: . 13
    Bảng 1.2 14
    Bảng 2.1: Tình hình thực hiện doanh thu qua hai năm (2009-2010) 40
    Bảng 2.2: Tình hình thực hiện doanh thu qua hai năm (2010-2011) 41
    Bảng 2.3: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua hai năm (2009-2010) . 43
    Bảng 2.4: So sánh tình hình thực hiện lợi nhuận qua hai năm (2010-2011) . 43
    Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua ba năm (2009-2010-2011) 46
    Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả . 46
    Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí qua ba năm (2009-2010-2011): . 50
    Bảng 2.8: Cấu trúc chi phí qua hai năm (2009 – 2010): . 51
    Bảng 2.9: Các trúc chi phí qua hai năm (2010-2011) 51
    Bảng 2.10: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2009-2010) . 53
    Bảng 2.11: Các yếu tố cấu thành biến phí trong hai năm (2010-2011) . 53
    Bảng 2.12: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2009-2010) . 55
    Bảng 2.13: Các yếu tố cấu thành định phí trong hai năm (2010-2011) . 55
    Bảng 2.14: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai năm (2009-2010) . 58
    Bảng 2.14a: 59
    Bảng 2.14b: . 60
    Bảng 2.14c: . 62
    Bảng 2.14d: . 62
    Bảng 2.15: Tác động của cấu trúc chi phí lên doanh lợi của Công ty qua hai năm (2010-2011) . 58
    Bảng 2.15a: . 61
    Bảng 2.15b: . 61
    Bảng 2.15c: . 63
    Bảng 2.15d: . 63
    Bảng 2.16: Bảng tổng hợp số liệu tính các chỉ số hòa vốn . 64
    Bảng 2.17: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2009-2010) . 66
    Bảng 2.18: Độ nghiêng đòn cân định phí qua hai năm (2010-2011) . 67
    Bảng 2.19: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2009 – 2010) . 69
    Bảng 2.20: So sánh cấu trúc vốn của Công ty qua hai năm (2010 – 2011) . 70
    Bảng 2.21: Các nhân tố cấu thành nợ phải trả qua ba năm (2009-2010-2011) 72
    Bảng 2.22: Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2009-2010) 73
    2
    Bảng 2.23:Tình hình sử dụng nợ của Công ty qua hai năm (2010-2011) . 73
    Bảng 2.24: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2009-2010) 74
    Bảng 2.25: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua hai năm (2010-2011) 74
    Bảng 2.26: Bảng cấu trúc vốn của Công ty qua ba năm (2009-2010-2011) 76
    Bảng 2.27: Bảng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS qua ba năm (2009-2010-2011) 76
    Bảng 2.28: Độ nghiêng đòn cân nợ qua ba năm (2009-2010-2011) . 78
    Bảng 2.29: Lợi ích từ tấm chắn thuế của lãi vay qua ba năm (2009-2010-2011) 80
    Bảng 2.30: Độ nghiêng đòn cân tổng hợp qua ba năm (2009-2010-2011) . 81
    Bảng 3.1: Cấu trúc vốn của ba phương án 89
    Bảng 3.2: Bảng tính EPS theo ba phương án tài trợ . 90
    3
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1 :Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng, doanh thu và chi phí 11
    Hình 1.2 : Cấu trúc chi phí của ba phương án . 12
    Hình 1.3 : Quan hệ giữa DOL và doanh thu thể hiện qua đồ thị 16
    Hình 1.4 : Đồ th ị biểu diễn mối quan hệ giữa EBIT và EPS của doanh nghiệp . 24
    Hình 1.5 : Sơ đồ biểu diễn mối quan h ệ giữa rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro tổng
    hợp cùng với phương pháp nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa chúng . 29
    Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty . 34
    Hình 2.2 : Biểu đồ tình hình thực hiện doanh thu qua ba năm (2009-2010-2011) . 41
    Hình 2.3 : Biểu đồ tình hình thực hiện lợi nhuận qua ba năm (2009-2010-2011) 44
    Hình 2.4 : Biểu đồ cấu trúc chi phí của Công ty qua ba năm (2009-2010-2011) 51
    Hình 2.5 : Biểu đồ cấu trúc biến phí qua ba năm (2009-2010-2011) . 53
    Hình 2.6 : Biều đồ cấu trúc định phí qua ba năm (2009-2010-2011) 56
    Hình 2.7 : Biểu đồ cấu trúc nguồn vốn qua ba năm (2009-2010-2011) . 70
    Hình 3.1 : Đồ th ị xác định điểm bàng quan theo ba phương án . 90
    4
    LỜI MỞ ĐẦU
     Tính cấp thiết của đề tài:
    Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, giảm
    thiểu chi phí và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhưng để làm được điều đó
    không dễ, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu kiến thức chuyên môn và khả năng áp
    dụng chúng trong quá trình hoạt động của Công ty. Trong điều kiện nguồn lực của
    Công ty là hữu hạn cho nên ban lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, tính
    toán, lựa chọn những giải pháp cho một vấn đề, phương án thực hiện cho một công
    việc dự định sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất, trong thời gian cho phép nhưng đạt
    được doanh thu cao nhất và lợi nhuận thu được ở mức tối đa, tức là đồng nghĩa với
    việc hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.
    Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro là: rủi ro kinh doanh và rủi ro
    tài chính. Vấn đề đặt ra là để hạn chế được rủi ro này, đòi hỏi các nhà quản lý tài
    chính phải thật am hiểu những vấn đề cơ bản và mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa
    các yếu tố: đòn bẩy, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, điểm hòa vốn, độ nghiêng
    đòn bẩy kinh doanh, độ nghiêng đòn bẩy tài chính, độ nghiêng đòn bẩy tổng
    hợp Thông qua phân tích tác động qua lại giữa các yếu tố trên, các nhà quản trị sẽ
    đánh giá đúng đắn nhất kết quả hoạt động kinh doanh, tìm ra điểm tựa làm đòn bẩy
    doanh lợi lên cao, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện
    pháp thích hợp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do rủi ro mang lại.
    Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì
    vấn đề: Tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành một
    đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà quản trị tài
    chính. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay thì việc am hiểu và sử dụng
    hợp lý tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp sẽ là một lợi
    thế rất lớn.
    Xuất phát từ tình hình trên, sau khi được các Thầy, Cô trường Đại học Nha
    Trang trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp hiện đại,
    đặc biệt là sự gợi ý, hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô Phan Thị Lệ Thúy và sự
    5
    giúp đỡ, tạo điều kiện rất thuận lợi của đơn vị thực tập, nên em đã chọn đề tài: “Tác
    động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp tại Công ty cổ phần cà
    phê Mê Trang” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
     Mục đích nghiên cứu đề tài
    Mục đích của đề tài này nhằm đưa ra những lý luận cơ bản nhất về tác động
    của đòn bẩy, đánh giá khái quát tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại
    Công ty cổ phần cà phê Mê Trang, đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần nâng
    cao hiệu quả tác động của đòn bẩy tại Công ty.
     Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác
    động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại
    Công ty cổ phần cà phê Mê Trang.
    Số liệu phân tích được thu thập trong năm 2009, 2010 và năm 2011.
     Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Trong đề tài này, em sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên
    cứu (phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân
    tích ), trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích so sánh.
     Cấu trúc đề tài
    Đề tài gồm có 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về rủi ro, tác động đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro
    của doanh nghiệp.
    Chương II: Đánh giá tác động của đòn bẩy lên doanh lợi và rủi ro tại Công
    ty cổ phần cà phê Mê Trang.
    Chương III: Các kiến nghị nhằm khuếch đại tác động của đòn bẩy lên
    doanh lợi và hạn chế rủi ro tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang.
    Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu cũng
    như việc phân tích phục vụ cho đề tài còn chưa hoàn toàn như ý, vì vậy, những đánh
    giá đưa ra trong đề tài còn chưa hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Em rất mong sự góp
    ý chân thành từ thầy cô và bạn đọc.
    6
    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH
    LỢI VÀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
    1.1. Tổng quan về rủi ro của doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm rủi ro
    Có thể hiểu rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, rủi ro hiện diện ở
    hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta sẽ không dự đoán chính
    xác được kết quả, do đó sự tồn tại của rủi ro sẽ gây nên sự bất định, sự không chắc
    chắn của kết quả dự đoán. Rủi ro là một khái niệm khách quan nên chúng ta có thể
    đo lường được nó. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận
    phổ biến nhất khi xem rủi ro như là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính.
    Về định nghĩa chính thống, rủi ro là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại
    hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn
    gọi là mức kỳ vọng. Sự chênh lệch tạo ra rủi ro vì giới kinh doanh và nhà đầu tư
    quan niệm rằng những bất trắc không thể lường hoặc kiểm soát được chính là bản
    chất của rủi ro. Vì thế, đòi hỏi các nhà quản lý phải dùng nhiều biện pháp để hạn
    chế đến mức thấp nhất những tác hại do rủi ro mang lại cho doanh nghiệp.
    1.1.2. Phân loại rủi ro
    Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên
    đương đầu với hàng loạt rủi ro. Tuy nhiên, hai loại rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp đến
    doanh nghiệp có thể kể đến là: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
    1.1.2.1. Rủi ro kinh doanh
    Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm tàng trong bản thân hoạt động của từng
    doanh nghiệp, sẽ không có gì chắc chắn xoay quanh doanh thu và lợi nhuận của
    doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra rủi ro, thể hiện ở chổ Công ty không tạo đủ
    doanh thu hàng năm từ việc tiêu thụ sản phẩm đến mức đủ thanh toán các định phí
    trong sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào sự
    phân bổ các chi phí hoạt động. Mối quan hệ giữa các loại chi phí và lợi nhuận là
    công cụ phân tích rủi ro quan trọng của nhà quản trị tài chính. Chính vì thế, các nhà
    7
    quản trị trong doanh nghiệp giữ vai trò kiểm soát đối với mức độ rủi ro kinh doanh
    thông qua sự lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể.
    1.1.2.2. Rủi ro tài chính
    Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác
    suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có
    chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi trong cấu trúc tài chính của
    mình. Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các
    nghĩa vụ theo hợp đồng một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ EBIT. Việc
    gia tăng sử dụng các số lượng nợ và cổ phần ưu đãi làm tăng các chi phí tài chính cố
    định của doanh nghiệp, đến lượt mình các chi phí này lại làm tăng mức EBIT mà
    doanh nghiệp phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động.
    Lý do một doanh nghiệp chấp nhận rủi ro của tài trợ có chi phí tài chính cố định là
    để tăng lợi nhuận có thể có cho các cổ đông. Như vậy, rủi ro tài chính là tính khả
    biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần do việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí
    tài chính cố định. Những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau
    phải đối diện với mức độ đòn bẩy khác nhau, và họ có thể thay đổi phương thức sử
    dụng đòn bẩy tài chính một cách hợp lý.
    Một cách tổng quát, những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro
    trong kinh doanh có khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn những doanh nghiệp mà rủi ro
    trong kinh doanh có giới hạn. Nhưng những doanh nghiệp trong trường hợp thứ hai
    có thể nổ lực hướng tới rủi ro về mặt tài chính cao hơn so với trường hợp thứ nhất.
    1.2. Tác động của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi và rủi ro doanh nghiệp
    Trong vật lý, đòn bẩy được chứng minh bằng sự tác động của một lực nhỏ có
    thể làm lây chuyển một vật lớn, còn trong kinh tế đòn bẩy được giải thích bằng một
    sự thay đổi nhỏ của sản lượng hay doanh thu sẽ làm do lợi nhuận của doanh nghiệp
    thay đổi rất lớn. Vì vậy, trong quản trị tài chính, người ta thường dùng các tỷ số đòn
    bẩy trong kinh doanh một mặt để đo lường rủi ro trong kinh doanh và tài chính, mặt
    khác thông qua các đòn bẩy kinh doanh cũng như sử dụng chúng để xây dựng cơ
    cấu vốn tối ưu. Hệ thống đòn bầy kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm:
    8
     Đòn bẩy kinh doanh ( Operating Leverage )
     Đòn bẩy tài chính ( Financial Leverage )
     Đòn bẩy tổng hợp ( Total Leverage )
    Trước tiên ta đi tìm hiểu về đòn bẩy kinh doanh.
    1.2.1. Khái niệm đòn bẩy kinh doanh
    Đòn bẩy kinh doanh phản ánh sự thay đổi của các yếu tố sản lượng tiêu thụ,
    cấu trúc chi phí lên doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến
    sử dụng tài sản cố định. Đòn bẩy kinh doanh còn được gọi là Đòn cân định phí, vì
    nó thể hiện mức chi phí cố định được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh
    doanh của doanh nghiệp. Thông qua đòn cân định phí, các nhà quản trị có thể đánh
    giá ảnh hưởng của chi phí cố định đối với doanh lợi của doanh nghiệp. Đòn cân
    định phí có tác dụng tốt cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng một cơ cấu chi
    phí hợp phí của ngân quỹ và chọn được một tỉ lệ định phí thích hợp để nó tác động
    tốt lên doanh lợi của doanh nghiệp.
    1.2.2.Cấu trúc chi phí
    Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động
    vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí được phân
    loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Trong quản lý tài chính, chi phí được phân loại
    và phân tích theo sự biến đổi của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động,
    tức là phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Cách phân loại này căn cứ vào sự
    thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo đó, người ta
    phân chia chi phí ra thành các loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.
    1.2.2.1. Biến phí
    Chi phí biến đổi (Chi phí khả biến, biến phí): Là những chi phí sản xuất kinh
    doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản
    phẩm, gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (CP NVLTT); Chi phí nhân công
    trực tiếp (CP NCTT) và một số khoản chi phí sản xuất chung như: Chi phí nhân
    công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa máy, Chi phí khả biến không thay đổi
    khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc.
    9
    1.2.2.2. Định phí
    Chi phí cố định (Chi phí bất biến, định phí): Là những chi phí mà tổng số
    không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí
    khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), lương nhân viên (NV), cán bộ quản lý, Chi phí
    bất biến của một đơn vị sản phẩm, công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối
    lượng, sản phẩm, công việc.
    Trong chi phí cố định, các khoản định phí bắt buộc như chi phí khấu hao
    TSCĐ, chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý thường chiếm một tỷ trọng cao.
    Những doanh nghiệp có đầu tư về máy móc, thiết bị hiện đại và trình độ công nghệ
    cao thường có khoản chi phí khấu hao lớn, đưa đến chi phí cố định cao. Bên cạnh
    đó, trình độ tự động hóa của doanh nghiệp tăng cao, nhân công đòi hỏi ít hơn, chi
    phí nhân công giảm làm giảm chi phí biến đổi. Do đó, trong những doanh nghiệp
    này, tỷ lệ chi phí cố định chiếm trong tổng chi phí là khá lớn. Còn định phí tùy ý
    (hay định phí không bắt buộc) thì chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng định phí. Tuy
    nhiên, trong thực tế không có ranh giới rõ ràng giữa định phí và biến phí mà có
    loại chi phí bao gồm cả yếu tố khả biến và bất biến, đó là chi phí hỗn hợp. Ở
    mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của
    định phí. Thông thường ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản, nó thể hiện
    đặc điểm của biến phí. Chi phí điện thoại là một ví dụ của chi phí hỗn hợp, trong
    đó phần định phí là chi phí thuê bao, phần biến phí là chi phí tính trên thời gian
    gọi.
    1.2.3. Đánh giá rủi ro kinh doanh thông qua việc phân tích hòa vốn
    1.2.3.1. Định nghĩa điểm hòa vốn
    Điểm hòa vốn (Break Even Point) là điểm mà tại đó doanh thu chỉ bù đắp
    những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là
    điểm mà tại đó doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không lời cũng không lỗ
    (EBIT = 0).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    - Báo cáo tài chính Công ty cổ phần cà phê Mê Trang (năm 2009-2010-2011) và một số tài liệu khác của Công ty.
    - Võ Văn Cần (2006), Tài chính doanh nghiệp, Đại học Nha Trang.
    - Chu Lê Dung (2006), Quản trị tài chính, Đại học Nha Trang.
    - Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống
    kê, TP.HCM.
    - Đặng Thị Tâm Ngọc (2006), Kế toán quản trị, Đại học Nha Trang.
    - Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản
    Thống kê, TP.HCM.
    - Trần Ngọc Thơ (2004), Tài chính doanh nghiệp hiện đại (Chuỗi sách bài
    tập và giải pháp), nhà xuất bản Thống kê, TP.HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...