Thạc Sĩ Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Những thành tựu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng trong những năm qua,
    có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI thực
    sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
    hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý
    và trình độ công nghệ, tạo thêm việc làm, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, phát
    triển quan hệ kinh tế đối ngoại của thành phố ven biển miền Trung. Khu vực có vốn đầu
    tư nước ngoài đã và đang trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của thành phố, đóng
    góp ngày càng tăng trong tổng sản phẩm của thành phố Đà Nẵng.
    Tuy nhiên, hoạt động FDI những năm qua còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém. Đồng
    thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra triển vọng và thách thức lớn trên nhiều
    lĩnh vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố
    Đà Nẵng lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2006-2010) đã đặt ra yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và vận
    dụng linh hoạt các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi
    với tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường
    thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) [2, tr.60].
    Nâng cao sự tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH thành phố sẽ
    góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của Bộ Chính trị về
    xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, hoàn
    thành mục tiêu: đưa thành phố Đà Nẵng trở thành “một trong những đô thị lớn của cả
    nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công
    nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ; . phấn đấu để trở thành một trong những địa
    phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành
    thành phố công nghiệp trước năm 2020”.
    Nghiên cứu sự tác động FDI đối với phát triển KT-XH trong thời gian qua ở thành


    phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao sự tác động tích cực
    và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với KT-XH của Đà Nẵng là rất cần thiết. Do vậy,
    vấn đề “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà
    Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là vấn đề được nhiều học giả quan tâm
    nghiên cứu. Ở Việt Nam đã xuất bản nhiều sách, báo, công trình nghiên cứu về đầu tư
    trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam như:
    - Những vấn đề giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực
    tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp chủ biên - NXB Pháp
    lý H.1992);
    - Luận văn tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Huy Thám “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu
    tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” (H.1999);
    - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý - hiện trạng - cơ hội - triển vọng
    (NXB Thế giới H.1994);
    - Luận án PTS của Mai Đức Lộc “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát
    triển kinh tế Việt Nam" (H.1994);
    - Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trần Xuân
    Tùng, Nxb Chính trị quốc gia H.2005).
    - Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn Anh
    Tuấn, Nxb Tư pháp, H.2005).
    - Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
    (CIEM SIDA, Nxb Khoa học kỹ thuật, H.2006).
    Các đề tài trên đã nghiên cứu bản chất và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp
    nước ngoài, đề ra một số giải pháp trong thu hút, quản lý FDI ở Việt Nam.
    Đặc biệt, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước
    ngoài trên địa bàn Đà Nẵng được công bố giúp chung ta có cái nhìn tương đối rõ hơn
    tình hình, triển vọng của hoạt động đầu tư nước ngoài của thành phố ven biển miền
    Trung này như:


    Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng (Luận án Thạc sỹ kinh
    tế của Nguyễn Hữu Chiến H.1999);
    Một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
    địa bàn thành phố Đà Nẵng (đề tài khoa học cấp thành phố- Trung tâm xúc tiến đầu tư
    Đà Nẵng- ĐN. 2003).
    Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề: “Tác động đầu tư trực tiếp
    nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” dưới góc độ khoa học kinh
    tế - chính trị. Do đó, đề tài luận văn này là cần thiết và không trùng lặp với các công
    trình đã công bố.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Tìm giải pháp nâng cao sự tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI
    vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
    3.2. Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài;
    - Thực trạng sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển KT-XH
    ở thành phố Đà Nẵng;
    - Tìm ra nguyên nhân những sự tác động tích cực cũng như tiêu cực của đầu tư
    trực tiếp nước ngoài đối với phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;
    - Đề ra các giải pháp để nâng cao tác động tích cực của FDI đối với đầu tư trực
    tiếp nước ngoài.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Đối tượng khảo sát: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng, tình hình
    KT-XH có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Phạm vi khảo sát: địa bàn thành phố Đà Nẵng, thời gian từ khi thành phố Đà
    Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, để trở thành đơn vị hành chính trực
    thuộc trung ương (năm 1997-nay).


    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
    và những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, luận văn sử dụng
    các phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích, tổng hợp, so
    sánh , đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả của một số công trình nghiên cứu có liên
    quan.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Đánh giá sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với KT-XH ở thành
    phố Đà Nẵng kể từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương đến
    nay;
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao sự tác động tích cực của đầu tư trực tiếp
    nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố trong thời gian tới.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên
    quan.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
    luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...