Tiến Sĩ Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 7
    1.1. Các công trình trên thế giới 7
    1.2. Các công trình trong nước 21
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
    NGOÀI VÀ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
    TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC 25
    2.1. Lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 25
    2.1.1. Khái niệm FDI . 25
    2.1.2. Quan niệm và đặc điểm vốn FDI . 27
    2.1.3. Các lý thuyết liên quan tới vốn FDI 29
    2.2. Tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác . 32
    2.2.1. Tác động trực tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp tác . 32
    2.2.2. Tác động gián tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác 36
    2.3. Các nhóm chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp và mô hình đánh
    giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác . 41
    2.3.1. Các nhóm chỉ tiêu thống kê về tác động trực tiếp của vốn FDI tới ngành công
    nghiệp chế tác 41
    2.3.2. Mô hình đánh giá tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công
    nghiệp chế tác 45
    2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của vốn FDI đến ngành công
    nghiệp chế tác . 49
    2.4.1. Môi trường đầu tư 49
    2.4.2. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế tác . 52
    2.4.3. Đặc điểm ngành công nghiệp chế tác 52
    2.4.4. Đặc điểm chủ đầu tư quốc tế 53
    2.4.5. Đặc điểm vận động của dòng vốn FDI 53
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
    TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC Ở
    VIỆT NAM 56
    3.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 56
    3.1.1. Ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam 56
    3.1.2. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác đối với nền kinh tế nói chung 57
    3.1.3. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác trong công nghiệp 60
    3.1.4. Vai trò của ngành công nghiệp chế tác trong hoạt động xuất khẩu . 62
    3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp chế tác ở
    Việt Nam 64
    3.2.1. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam . 64
    3.2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp chế tác . 68
    3.3. Thực trạng tác động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác
    ở Việt Nam 73
    3.3.1. Thực trạng tác động trực tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế
    tác ở Việt Nam . 73
    3.3.2. Thực trạng tác động gián tiếp của vốn FDI tới các ngành công nghiệp
    chế tác ở Việt Nam thông qua các kênh 89
    3.3.3. Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của vốn FDI tới các
    ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 92
    3.4. Đánh giá chung về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
    các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 97
    3.4.1. Những kết quả tích cực 97
    3.4.2. Những hạn chế . 101
    3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế . 104
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 108
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH
    CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
    TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC Ở
    VIỆT NAM 110
    4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 110
    4.1.1. Bối cảnh quốc tế . 110
    4.1.2. Bối cảnh trong nước . 114
    4.2. Quan điểm tận dụng tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của
    vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 117
    4.2.1. Nguồn vốn FDI là nguồn vốn chiến lược và quan trọng của ngành công
    nghiệp chế tác 117
    4.2.2. Ngành công nghiệp chế tác cần coi việc được chuyển giao công nghệ
    hiện đại là một trong các lợi ích căn bản . 118
    4.2.3. Nguồn vốn FDI trong ngành công nghiệp chế tác phải đóng vai trò quan
    trọng vào việc đào tạo đội ngũ nhân lực . 118
    4.2.4. Không phân biệt DN FDI và doanh nghiệp trong nước . 119
    4.2.5. Coi trọng mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước 119
    4.2.6. Cụm công nghiệp hỗ trỡ ngành công nghiệp chế tác có vai trò quan trọng
    tận dụng tác động tích cực của vốn FDI 119
    4.2.7. Cần coi trọng cả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI trong ngành
    công nghiệp chế tác . 120
    4.2.8. Chiến lược về FDI của ngành công nghiệp chế tác phải đặt trong mối
    quan hệ với các chính sách kinh tế - xã hội khác 120
    4.3. Định hướng và mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
    ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 121
    4.3.1. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp chế tác . 121 4.3.2. Định hướng chung 123
    4.3.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
    nghiệp chế tác 126
    4.3.4. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
    chế tác 126
    4.4. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của
    vốn đầu tư trực tiếp nước tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 127
    4.4.1. Giải pháp tận dụng tác động tích cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 127
    4.4.2. Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam . 137
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 143
    KẾT LUẬN CHUNG 145
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI
    LUẬN ÁN . 148
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 149
    PHỤ LỤC . 159
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    MỞ ĐẦU
    Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc
    gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc
    biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà
    nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm
    2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại .
    Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần phải tận dụng hiệu quả nhất các
    nguồn lực hiện có đồng thời phải tăng cường hội nhập quốc tế để thu hút các nguồn
    lực từ bên ngoài. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều nỗ lực để
    thu hút các nguồn lực từ bên ngoài trong đó có bộ phận chủ yếu là nguồn vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài FDI.
    Lý luận và thực tiễn cho thấy nguồn vốn FDI là một trong các nhân tố và
    nguồn lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước hết,
    nguồn vốn FDI góp phần phát triển các ngành kinh tế thông qua bổ sung nguồn vốn,
    chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng hiện
    đại hóa, công nghiệp hóa. Từ việc phát triển các ngành trong nền kinh tế sẽ tạo điều
    kiện phát triển và tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng cao, tạo
    nhiều công ăn việc làm, cải thiện chất lượng nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, nâng
    cao trình độ công nghệ giúp cho vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trên
    thế giới.
    Xét ở cấp độ quốc gia, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của vốn FDI tới
    tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cơ sở
    hạ tầng, chất lượng lao động .như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh
    (2005), Trần Ngọc Thìn (2010), Bùi Thúy Vân (2011) và Nguyễn Tiến Long
    (2012). Tuy nhiên, xét ở cấp độ ngành, số lượng các nghiên cứu về tác động của
    FDI tới các ngành trong nền kinh tế còn khiêm tốn.
    Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế chúng ta nhận thấy rằng việc phát
    triển các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo mà sau đây ta gọi là ngành công nghiệp
    chế tác là một nhân tố chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vì sự đóng góp
    của ngành công nghiệp chế tác vào GDP là lớn nhất nên mức độ tăng trưởng của ngành
    công nghiệp chế tác quyết định đến mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
    Như vậy có thể khẳng định cả FDI và sự tăng trưởng của ngành công nghiệp
    chế tác là các nhân tố chủ yếu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đưa đến
    cho chúng ta một câu hỏi: Có mối quan hệ nào giữa FDI và sự tăng trưởng của các
    ngành công nghiệp chế tác hay không, mức độ ra sao và FDI có vai trò gì đối với sự
    phát triển các ngành công nghiệp chế tác? Trả lời được những câu hỏi này giúp
    chúng ta phân bổ và sử dụng FDI một cách hợp lý cũng như phát triển các ngành
    công nghiệp chế tác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
    Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của vốn FDI tới các ngành
    công nghiệp chế tác. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu định lượng về tác động của
    vốn FDI tới ngành công nghiệp chế biến như các nghiên cứu của Lê Quốc Hội
    (2008), Nguyễn Phi Lân (2008), Nguyễn Ngọc Anh (2008). Tuy nhiên, số lượng các
    nghiên cứu ở Việt Nam về tác động của vốn FDI tới ngành công nghiệp chế tác
    thường có xu hướng nghiêng hẳn về phân tích định lượng hoặc phân tích định tính.
    Nói tóm lại, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
    thống, kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng về mối liên hệ, tác động
    của FDI tới các ngành công nghiệp chế tác. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài
    nghiên cứu “Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các ngành công
    nghiệp chế tác ở Việt Nam” cho luận án của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án phân tích và đánh giá thực trạng tác
    động của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam. Trên cơ sở
    đó, đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
    cực của vốn FDI tới các ngành công nghiệp chế tác ở Việt Nam.
     
Đang tải...