Luận Văn Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 20/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Sau hơn 10 năm đàm phán với các phiên về minh bạch hoá chính sách và mở cửa thị trường, ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong quá trình đàm phán, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất. Theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009. Tuy nhiên, không cần đợi đến thời điểm đó, trong thời gian vừa qua, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã xây dựng kế hoạch, đưa Việt Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình. Nhận thức được sự hấp dẫn đó, thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn được Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thông dành cho sự quan tâm đặc biệt. Một loạt các sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều: người tiêu dùng và thị trường bán lẻ Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của giới kinh doanh hiện nay. Chính phủ cũng đã đưa ra định hướng ưu tiên: năm 2006 là năm của kênh phân phối và bán lẻ.
    Làn sóng xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đã gây ra áp lực mạnh mẽ đối với thị trường bán lẻ Việt Nam vốn tồn tại một cách phân tán, thiếu tập trung. Ưu điểm của hệ thống bán lẻ Việt Nam là năng động, uyển chuyển, dễ bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễ thích ứng với biến động thị trường. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại không ít những yếu kém như: trình độ chuyên nghiệp thấp, mang nặng tính truyền thống, rời rạc và bị cô lập. Một yếu tố nữa mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bị và con người. Hơn nữa, đối mặt với các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh, Nhà nước vẫn chưa có những chính sách quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ. Gần một năm kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lo lắng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối.
    Dù thị trường bán lẻ có diễn biến ra sao, trước mắt hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản mà nếu khắc phục được mới có thể tính đến chuyện cạnh tranh trên thị trường. Vậy để hệ thống bán lẻ trong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, Nhà nước cũng như chính các doanh nghiệp phải có những giải pháp gì? Cần nhìn nhận ra sao trước những thách thức và cơ hội mà WTO mang lại cho thị trường bán lẻ Việt Nam?
    Nhận thấy phân phối bán lẻ là một vấn đề nhạy cảm và cấp thiết khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, người viết mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam”.
    · Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một cái nhìn tổng quát về thị trường bán lẻ Việt Nam, những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam.
    · Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là thị trường bán lẻ Việt Nam.
    · Phạm vị nghiên cứu: Khoá luận tập trung vào phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
    · Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ.
    - Phân tích thị trường bán lẻ, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.
    - Đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện là thành viên của WTO.
    · Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà người viết sử dụng trong quá trình thực hiện khoá luận là phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh, lý luận logic.
    · Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm 3 chương
    Chương 1: Các vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ.
    Chương 2: Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.
    Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển thị trường bán lẻ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

    MỤC LỤC
    Lời mở đầu. 1
    Chương 1: Các vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ. 4
    I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường bán lẻ. 4
    1. Khái niệm về thị trường bán lẻ. 4
    2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ. 6
    3. Phân loại thị trường bán lẻ. 6
    3.1. Kênh phân phối truyền thống. 6
    3.2. Kênh phân phối hiện đại 7
    II. Vai trò của thị trường bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân. 9
    1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. 9
    2. Thị trường bán lẻ là kênh cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến người sản xuất 10
    3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh, mức sống của dân cư trong xã hội 11
    4. Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ đưa ra những chính sách hợp lý để điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng cũng như sản xuất, kinh doanh. 12
    5. Thị trường bán lẻ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội 12
    III. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối 12
    IV. Kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước. 14
    1. Hàn Quốc. 14
    2. Trung Quốc. 16
    3. Thái Lan. 18
    Chương 2: Tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán lẻ Việt Nam . 21
    I. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam . 21
    1. Khái quát tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam . 21
    1.1. Thị trường bán lẻ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao, doanh thu lớn, ngày càng chứng tỏ là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 21
    1.2. Cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi nhanh từ năm 2007- 2011. Các chợ nhỏ, tổ hợp buôn bán nhỏ và hệ thống siêu thị sẽ mọc lên khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách hàng. 23
    1.3. Ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường bán lẻ Việt nam với số lượng ngày một tăng. 25
    2. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam . 27
    2.1. Thuận lợi 27
    2.1.1. Dân số đông và trẻ, sức mua lớn. 27
    2.1.2. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân không ngừng được cải thiện 28
    2.1.3. Sự thay đổi thói quen và tập quán tiêu dùng. 28
    2.2. Khó khăn. 29
    2.2.1. Tài chính. 29
    2.2.2. Hậu cần. 30
    2.2.3. Tính chuyên nghiệp. 31
    2.2.4. Mặt bằng. 31
    3. Một số doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam . 33
    3.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 33
    3.1.1. Metro Cash&Carry. 33
    3.1.2. Bourbon Big C 35
    3.1.3. Trung tâm thương mại Parkson. 36
    3.2. Một số doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam . 38
    3.2.1. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) 38
    3.2.2. Hệ thống bán lẻ G7 Mart. 40
    3.2.3. Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA). 42
    3.2.4. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA). 44
    II. Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam . 45
    1. Tác động tích cực. 45
    1.1. Đối với người tiêu dùng. 45
    1.2. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ. 46
    1.3. Đối với nhà sản xuất. 48
    1.4. Đối với toàn bộ thị trường bán lẻ. 50
    2. Tác động tiêu cực. 51
    2.1. Đối với người tiêu dùng. 51
    2.2. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ. 52
    2.3. Đối với nhà sản xuất. 54
    2.4. Đối với toàn bộ thị trường bán lẻ. 55
    Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển thị trường bán lẻ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO 58
    I. Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam . 58
    1. Quan điểm phát triển. 58
    2. Mục tiêu phát triển. 59
    2.1. Mục tiêu tổng quát. 59
    2.2. Mục tiêu cụ thể. 59
    II. Giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO 60
    1. Về phía người tiêu dùng. 61
    2. Về phía doanh nghiệp bán lẻ. 62
    2.1. Phát huy thế mạnh kinh doanh trên sân nhà, am hiểu thị hiếu tiêu dùng và thị trường trong nước 62
    2.2. Nâng cao hiểu biết cũng như năng lực nắm bắt thông tin thị trường. 63
    2.3. Xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ 65
    2.4. Đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh 66
    2.5. Tiến hành liên minh, liên kết tạo ra lực lượng đối trọng đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài 67
    3. Về phía Nhà nước. 68
    3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh. 68
    3.2. Tăng cường công tác điều hành, kiểm tra, kiểm soát thị trường. 69
    3.3. Xây dựng công tác quy hoạch cho mạng lưới bán lẻ. 70
    3.4. Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng dành cho phân phối 71
    3.5. Xây dựng, ban hành một số chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. 71
    3.6. Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, thành lập hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ 73
    Kết luận. 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...