Thạc Sĩ Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên)

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hộp
    Danh mục các đồ thị
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU .1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .2
    3. Mục đích nghiên cứu 3
    4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 3
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
    4.2. Giả thuyết nghiên cứu .4
    4.3. Khung lý thuyết 4
    5. Phương pháp nghiên cứu .4
    5.1. Phương pháp thu thập thông tin 4
    5.2. Phương pháp chọn mẫu .4
    6. Tiến trình nghiên cứu 5
    6.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 5
    6.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn .5
    6.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn .6
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .7
    7.1. Ý nghĩa khoa học 7
    7.2. Ý nghĩa thực tiễn .7
    PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .8
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .8
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .8
    6
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan .8
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan .10
    1.2. Cơ sở phương pháp luận 14
    1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .16
    1.3.1. Đánh giá .16
    1.3.2. Hoạt động giảng dạy 17
    1.3.3. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người học 18
    1.3.4. Phương pháp giảng dạy .21
    1.3.4.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống 22
    1.3.4.2. Phương pháp giảng dạy tích cực .23
    1.3.5. Đổi mới phương pháp giảng dạy 30
    CHƯƠNG 2: SỰ THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN TRONG NHỮNG
    NĂM GẦN ĐÂY 32
    2.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên và việc lấy ý
    kiến phản hồi của người học .32
    2.1.1. Sự thành lập và các ngành đào tạo 32
    2.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật
    Điện Biên 33
    2.1.3. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người
    học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật Điện Biên 34
    2.2. Sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên trong những
    năm gần đây 37
    2.2.1. Phương pháp Thầy đọc - Trò ghi 40
    2.2.2. Phương pháp Thuyết trình 42
    2.2.3. Phương pháp Đàm thoại (Vấn đáp) .44
    2.2.4. Phương pháp giảng dạy Sử dụng phương tiện trực quan 46
    2.2.5. Phương pháp giảng dạy Đặt và Giải quyết vấn đề 47
    2.2.6. Phương pháp Dạy học Dự án .53
    7
    2.2.7. Phương pháp Ngiên cứu trường hợp .54
    2.2.8. Phương pháp Dạy học nhóm .56
    2.2.9. Phương pháp Động não (Công não) .60
    2.2.10. Phương pháp Đóng vai .62
    CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ PHÍA
    NGƯỜI HỌC TỚI VIỆC ĐỔI MỚI PPGD CỦA GIẢNG VIÊN 66
    3.1. Nghiên cứu những trường hợp điển hình 66
    3.2. Tác động của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với việc
    đổi mới PPGD của giảng viên 72
    3.3. Sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi ảnh hưởng đến việc đổi mới hoạt
    động giảng dạy của giảng viên 82
    PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
    PHỤ LỤC 98

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, sự phát
    triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá.
    Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện
    chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối
    cảnh đó, giáo dục đại học, có vai trò chính trong đào tạo và phát triển. Với quan
    niệm xem đầu tư cho giáo dục là “đầu tư cho phát triển”, nước ta ngày càng có
    nhiều chủ trương, chính sách cũng như giải pháp để tập trung nâng cao chất lượng
    giáo dục đại học. Trong đó việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên các
    trường đại học là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo và xã
    hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên như: Tự đánh
    giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, lãnh đạo, qua hồ sơ
    giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên v. v. và thông qua ý kiến của sinh viên.
    Trong đánh giá hoạt động giảng dạy, hình thức sinh viên đánh giá có ý nghĩa
    quan trọng vì sinh viên vừa là trung tâm, vừa là đối tượng, vừa là sản phẩm của quá
    trình đào tạo, vừa là người hưởng thụ chính. Do đó, đánh giá chất lượng theo quan
    điểm của sinh viên chính là một trong những thước đo chất lượng đào tạo.
    Trước hết, việc sinh viên tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
    không phải là một việc làm mới. Ở các nước châu Âu, Hoa Kỳ hay một số nước khác,
    hoạt động này đã có từ lâu và diễn ra thường xuyên. Ở Việt Nam, việc đánh giá hoạt
    động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên đã được thực hiện tại
    nhiều trường đại học, trong đó phần lớn là các trường dân lập [36]
    Trong thực tế giảng dạy, bên cạnh các yếu tố nội dung, hình thức dạy học,
    phương tiện dạy học, . thì phương pháp sư phạm là một trong những yếu tố quan
    trọng góp phần tạo nên chất lượng giáo dục.
    Kết quả đánh giá giảng viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng dạy của
    mình có hiệu quả hay không, qua đó biết được khiếm khuyết trong giảng dạy và
    củng cố hoàn thiện kiến thức, không ngừng nâng cao kiến thức, đảm bảo chất lượng
    15
    cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo được sự gần gũi giữa thầy và trò nhưng không
    mất đi sự “tôn sư trọng đạo”
    Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên với chức năng nhiệm vụ đào
    tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn phục vụ cho
    công tác phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên và các Tỉnh lân cận. Để đạt
    được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng
    cao của xã hội Nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
    đội ngũ giảng viên từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong số các biện pháp
    nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là công tác đánh giá giảng viên từ phía
    người học.
    Từ năm học 2009 - 2010, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
    tiến hành lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía người
    học, đây là một hoạt động mới tuy nhiên đã tác động nhất định đến hoạt động giảng
    dạy của đội ngũ giảng viên, trong đó có phương pháp giảng dạy. Với mong muốn
    làm rõ tác động từ việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua việc
    lấy ý kiến từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
    viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
    đề tài: “Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đến
    việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên” (Nghiên cứu trường hợp
    Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên).
    Chúng tôi hy vọng đề tài sẽ thấy được hiệu quả của việc lấy ý kiến đánh giá
    hoạt động giảng dạy từ phía sinh viên tác động như thế nào đối với PPGD của giảng
    viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trên cơ sở đó giảng viên sẽ
    lựa chọn được phương pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.
    2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ
    phía người học tới PPGD của giảng viên.
    - Khách thể nghiên cứu: Chủ yếu là nhóm giảng viên hiện đang giảng dạy tại
    trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Tuy nhiên để xem xét và nghiên cứu
    16
    đầy đủ hơn các chiều cạnh của sự tác động, nghiên cứu hướng đến thu thập ý kiến
    đánh giá của nhóm sinh viên hiện đang học tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
    Điện Biên.
    - Phạm vi nghiên cứu
    + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2010 đến
    tháng 5 năm 2012
    + Phạm vi không gian: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
    - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào
    tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học có ảnh hưởng đến
    PPGD của giảng viên.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu hướng đến làm rõ tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy
    từ phía người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trường
    Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp
    phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá giảng viên của trường.
    Cụ thể: Nghiên cứu hướng tới những mục tiêu:
    - Đánh giá mức độ tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía
    người học đến việc đổi mới phương pháp giảng day của giảng viên.
    - Chỉ ra phương thức tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía
    người học đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá
    giảng viên của trường.
    4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu
    Câu hỏi 1: Việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học đang thực
    hiện ở trường tác động như thế nào đến phương pháp giảng dạy của giảng viên?
    Câu hỏi 2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên thay đổi như thế nào dưới
    tác động của việc đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía người học?
    17
    4.2. Giả thuyết nghiên cứu
    - Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học thời gian qua ở trường Cao
    đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã tác động khá rõ nét đến PPGD của giảng viên.
    - Dưới tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học các PPGD
    biến đổi theo hướng giảm dần áp dụng các PPGD truyền thống, tăng cường áp dụng
    các PPGD tích cực
    4.3. Khung lý thuyết
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp thu thập thông tin
    - Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp quan sát, tra cứu tài liệu và
    tiến hành phỏng vấn sâu để thấy được khả năng và các chiều cạnh của sự tác động
    việc lấy ý kiến phẩn hồi từ người học đến PPGD của giảng viên.
    - Phương pháp định lượng: Tiến hành điều tra thông qua việc phát và thu
    bảng hỏi, thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS.
    - Các nhận định trong bảng hỏi được đánh giá theo thang đo chạy từ 1 đến 5
    (1- Không bao giờ sử dụng; 5 - Thường xuyên sử dụng)
    5.2. Phương pháp chọn mẫu
    - Mẫu khảo sát cho giảng viên:
    + Dung lượng mẫu: Số lượng giảng viên của trường ở thời điểm từ 2009 đến
    nay là khoảng 100 người, với dung lượng giảng viên như vậy nên nghiên cứu tiến
    hành khảo sát toàn bộ số giảng viên này.
    Việc lấy ý kiến phản hồi từ phía người học về
    hoạt động giảng dạy của giảng viên
    Đổi mới PPGD của Giảng viên
    Điều kiện văn hóa, tâm lý, chính sách ở Trường
    18
    - Mẫu khảo sát cho sinh viên:
    + Dung lượng mẫu: 200 người
    + Cách chọn: Luận văn thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo
    cụm tại 4 ngành: Kế toán; Tài chính - Ngân Hàng; Chăn nuôi; Trồng trọt Tại mỗi
    ngành, chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên đang học năm thứ ba. Số sinh viên được phát
    phiếu hỏi được lấy từ danh sách của mỗi lớp.
    6. Tiến trình nghiên cứu
    6.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận:
    Thời gian tiến hành: Từ tháng 10/ 2010 đến tháng 7 năm 2011.
    Các bước tiến hành:
    1) Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu.
    2) Sau khi đề cương nghiên cứu đã được thông qua, chúng tôi tiến hành triển
    khai thực hiện các công việc như sau: Nghiên cứu, sưu tầm, thu thập, phân tích, hệ
    thống các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý
    luận cho đề tài.
    Mục đích: Tìm hiểu các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về
    vấn đề lấy ý kiến phản hồi của người học và đổi mới phương pháp giảng dạy của
    giảng viên. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng quát về những công
    trình nghiên cứu đó, đưa ra các nhận xét về các vấn đề còn tồn tại của nó và xác
    định hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài.
    Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác định các khái niệm công cụ các thuật
    ngữ có liên quan.
    6.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
    Thời gian tiến hành từ tháng 8 năm 2011, giai đoạn này bao gồm nhiều công
    đoạn khác nhau như: Thiết kế phiếu điều tra, khảo sát thử, điều tra chính thức,
    phỏng vấn sâu, phân tích và xử lý số liệu.
    * Thiết kế phiếu điều tra:
    Thời gian tiến hành: Tháng 9 năm 2011.
    19
    Mục đích: Hình thành sơ bộ nội dung để tìm hiểu tác động của việc lấy ý
    kiến phản hồi của sinh viên đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng
    viên.
    Xây dựng nội dung phiếu điều tra: Đây là một công việc quan trọng nhất của
    luận văn. Do vậy nên chúng tôi tiến hành khai thác từ các nguồn: 1) Tham khảo ý
    kiến của giáo viên hướng dẫn luận văn; 2) Tìm các nội dung từ các công trình
    nghiên cứu có liên quan đến luận văn; 3) Khảo sát thăm dò tại trường Cao đẳng
    Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
    Tổng hợp các vấn đề trên chúng tôi đã xây dựng được phiếu điều tra.
    * Điều tra thử:
    Thời gian tiến hành: Tháng 10 năm 2011.
    Mục đích: Kiểm tra độ khó, độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi, trên cở sở
    đó chỉnh sửa các câu hỏi chưa đạt yêu cầu.
    Khách thể điều tra thử: 20 giảng viên Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
    và 50 sinh viên Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
    Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi.
    * Điều tra chính thức:
    Thời gian tiến hành: Tháng 11 năm 2011.
    Mục đích: Tìm hiểu tác động của việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đến
    việc đổi mới phương pháp của giảng viên.
    * Phỏng vấn sâu:
    Thời gian: Tháng 12 năm 2011
    Sau khi xử lý sơ bộ các kết quả thu thập được từ việc điều tra chính thức
    chúng tôi tiến hành chọn lựa, tìm hiểu nghiên cứu các trường hợp điển hình.
    Mục đích: Tìm ra những cứ liệu đáng tin cậy để góp phần chứng minh tính
    đúng đắn khách quan của vấn đề nghiên cứu.
    6.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn
    Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
    20
    Giai đoạn này bao gồm các công việc như sau: Xử lý các số liệu thu được,
    viết nháp, đánh máy, in ấn, chỉnh sửa luận văn, viết tóm tắt, làm Powerpoint.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    7.1. Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ đóng góp vào các công
    trình nghiên cứu về vấn đề đánh giá giảng viên một góc nhìn mới đó là tác động của
    việc sinh viên đánh giá giảng viên đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của
    giảng viên.
    7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá tác động của việc sinh viên đánh giá
    giảng viên đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, nghiên cứu đưa
    ra những đề xuất gợi ý về chính sách với lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
    thuật Điện Biên để nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá giảng viên từ phía
    người học nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo.
    21

    PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan.
    Giá trị của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã được
    nhiều tác giả khẳng định. Hơn ai hết, sinh viên là người trực tiếp thụ hưởng các hoạt
    động giảng dạy của giảng viên nên sẽ có độ tin cậy về việc đánh giá.
    Jacqueline Douglas và Alex Douglas, Evaluating Teaching Quality, Quality
    in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006 [34, 45]. Trong bài viết này tác giả
    nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là 1 việc làm để đánh
    giá chất lượng dạy học và là phương tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một số trường
    ở Anh quốc để đánh giá chất lượng giảng dạy người ta còn tiến hành tìm hiểu về
    các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Thông qua lấy ý
    kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh giá chất lượng giảng
    dạy.
    Peter Seldin (1999), Using Self-Evaluation: What Works? What Doesn’t,
    Changing Practices in Evaluating Teaching, tr97-tr115 [31]. Nghiên cứu đã cho
    thấy rằng, việc tham khảo ý kiến đánh giá của sinh viên làm tăng khả năng cải thiện
    giảng dạy một cách đáng kể và đã trở thành nguồn thông tin được sử dụng rộng rãi
    nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên.
    William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and Misuses,
    Changing Practices in Evaluating Teaching tr25-tr44 [48]. Nghiên cứu nêu rõ kết
    quả sinh viên đánh giá giảng viên được sử dụng cho nhiều mục đích như giám sát
    chất lượng giảng dạy và giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, tuyển chọn
    giáo viên mới, đánh giá giáo viên đang giảng dạy hàng năm, trong các quyết định
    mang tính nhiệm kì và thăng tiến, đánh giá kiểm định trường học, lựa chọn giáo
    viên và sinh viên tốt nghiệp để tặng giải thưởng và tuyển chọn giáo viên cho các
    khóa học. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cho các

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Vũ Thị Phương Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên
    trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP.
    Hồ Chí Minh, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr48-tr63, NXB Đại
    học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    2. Nguyễn Phương Anh, Sinh viên đánh giá giảng viên: Tỷ lệ phản hồi nào là
    phù hợp? http://ncgdvn.blogspot.com/2011/07/sinh-vien-anh-gia-giang-vienty-le-phan.
    3. TS. Nguyễn Đình Bình (2005), Năng lực sư phạm và đánh giá năng lực sư
    phạm của giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy
    và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG. Tr1-tr5, NXB Đại học
    Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    4. Báo tự đánh giá của trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên tháng 5
    năm 2012.
    5. Báo cáo tình hình giảng dạy của giảng viên năm học 2008 - 2009 của
    trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên.
    6. Báo cáo tình hình giảng dạy của giảng viên năm học 2010 - 2011 của
    trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên.
    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD-ĐT/NG ngày 20/02/2008
    của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến
    phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên”.
    8. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, Một số vấn đề chung về đổi mới
    phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông, Berlin/Hà Nội 2010.
    106
    9. PGS.TS. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục
    đại học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2002.
    10. PGS.TS. Ngô Doãn Đãi (2005), Tác động của chuẩn hoá đánh giá giảng
    viên tới công tác tổ chức và quản lý giảng viên, kỷ yếu Hội thảo quốc gia
    đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của
    ĐHQG. Tr10-tr15, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    11. Nguyễn Thị Thu Hương, Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động
    sinh viên đánh giá giảng viên tại ĐH Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ.
    12. Cấn Thị Thanh Hương (2005), Đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học
    quốc gia Hà Nội,Tr35-tr39, kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động
    giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG. Tr10-tr15,
    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    13. TS. Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một
    vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo
    Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng
    viên. Tr24-tr29, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    14. Nguyễn Chí Hòa (2010), thực tiễn đánh giá bài giảng của giảng viên tại
    trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tr119 - tr131, GDĐH, đảm
    bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
    15. Lê Văn Hảo, Trường ĐH Nha Trang, Nâng cao chất lượng đào tạo thông
    qua PPGD dựa trên vấn đề.
    16. PGS.TS. Vũ Hồng Tiến, Một số phương pháp dạy học tích cực,
    http://fpe.hnue.edu.vn/index.php?showpost=533.
    17. Trịnh Khắc Thẩm (2005), Đổi mới phương pháp dạy-học và kiểm tra,
    đánh giá - giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo. Tr160-tr175,
    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    107
    18. Trần Mạnh Trung (2008), “Giáo dục phổ thông cần có “Một cuộc cách
    mạng” về phương pháp giảng dạy” - Tạp chí dạy và học ngày nay tháng 04
    năm 2008.
    19. Bùi Kiên Trung (2005), hiệu quả công tác đánh giá giảng viên, Tr103-tr109, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá, NXB Đại học Quốc gia Hà
    Nội năm 2005.
    20. Đoàn Quang Thọ, Giáo trình triết học, NXB Chính trị - Hành chính.
    21. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục,
    ĐHQG Hà Nội (2005), Giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá, NXB Đại
    học Quốc gia Hà Nội.
    22. Lã Văn Mến (2005), Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên,
    Giáo dục và đại học - chất lượng và đánh giá. Tr110-tr119, NXB Đại học
    Quốc gia Hà Nội 2005.
    23. Một số kỹ thuật dạy học tích cực, tài liệu tập huấn Dự án Việt Bỉ.
    24. PGS.TS. Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình và phát triển việc
    đánh giá giảng viên, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng.
    Tr180-tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    25. PGS.TS. Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005), Sinh viên đánh
    giá hiệu quả giảng dạy. Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr120-tr139,
    NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005.
    26. PGS.TS. Nguyễn Phương Nga (2007), Sinh viên đánh giá giáo viên - thử
    nghiệm công cụ và mô hình, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng.
    Tr180-tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...