Luận Văn Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ V
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VI
    LỜI MỞ ĐẦU . - 1 -
    CHUƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA . - 4 -

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI - 4 -

    1. Khái niệm tỷ giá hối đoái . - 4 -

    2. Phân loại tỷ giá hối đoái - 4 -

    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỳ giá hối đoái . - 6 -

    4. Các cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của nhà nước . - 8 -

    4.1. Chế độ tỷ giá thả nổi - 9 -

    4.2. Cơ chế tỷ giá cố định . - 9 -

    4.3. Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết . - 10 -


    II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA . - 11 -

    1. Lý thuyết về xuất nhập khẩu - 11 -

    2. Cán cân thương mại . - 14 -

    3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương

    mại quốc gia . - 14 -


    III. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA - 15 -
    1. Điều kiện Marshall – Lerner - 15 -

    2. Hiệu ứng phá giá tác động lên cán cân thương mại và Đường cong J - 21 -




    CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁN CÂN

    THƯƠNG MẠI VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 . - 24 -


    I. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 - 24 -

    1. Thực trạng xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 . - 24 -

    1.1. Tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam năm 2006 . - 24 -

    1.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 - 25 -

    1.3. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2008 - 26 -

    1.4. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 - 27 -

    1.5. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 - 29 -

    1.6. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 . - 30 -


    2. Thực trạng cán cân thương mại giai đoạn 2006 – 2011 . - 32 -

    2.1. Tổng quan cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 .- 32-

    2.2. Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam với một số quốc gia - 34 -


    II. Đánh giá thực trạng cán cân thương mại Việt Nam . .
    1. Những kết quả đạt được .

    2. Hạn chế và nguyên nhân
    III. Diễn biến tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn 2006-2010 . - 42 -
    1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam . - 42 -

    2. Công cụ điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn

    2006 -2010 . - 44 -

    3. Biến động tỷ giá - 50 -


    IV. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn

    2006-2010 . - 55 -

    1. Kiểm định điều kiện Marshall – Lerner - 55 -




    2. Phân tích hệ thống chỉ số . - 61 -


    V. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới cán cân thương mại Việt

    Nam giai đoạn 2006 – 2010 - 64 -

    1. Kết quả đạt được - 64 -

    2. Những hạn chế và nguyên nhân . - 66 -



    CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM NHẰM GIẢM THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI . - 68 -

    I. Dự đoán cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong năm 2012 - 68 -
    II. Xác định chính sách tỷ giá - 69 -
    III. Các giải pháp điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại của Việt nam năm 2012 . - 70 -
    1. Điều hành tỷ giá nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng thời

    tạo ra một môi trường tài chính ổn định . - 71 -

    2. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phù hợp . - 73 -

    3. Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác - 73 -


    IV. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp . - 74 -

    1. Đối với chính phủ - 74 -

    2. Đối với NHNN . - 74 -

    KẾT LUẬN . - 76 -
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước đã đã quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên 9.3%, lần điểu chỉnh thứ 3 trong vòng một năm và là lần thứ 6 trong 6 năm gần đây. Đây là động thái nhằm bình ổn nền kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, tỷ giá liên tục thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn cũng gây nên tác động không nhỏ tới các ngành kinh tế sử dụng ngoại tệ, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Trong khoảng thời gian này (từ năm 2007 – 2010) Việt Nam phải đối mặt với tình trạng nhập siêu cao và dai dẳng làm cho cán cân thanh toán quốc tế không ổn định. Vì sử dụng ngoại tệ là phương tiện thanh toán chủ yếu, do đó thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp tới hoạt động xuất - nhập khẩu. Theo các lý thuyết về kinh tế quốc tế, việc phá giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng khối lượng, kích thích xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kèm theo đó là hiệu ứng giá cả làm giá trị trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu tăng lên. Chính vì vậy, tăng tỷ giá đồng nội tệ có thể làm giảm thâm hụt trong một giai đoạn ngắn hạn do hiệu ứng khối lượng trội hơn, đồng thời nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế-tài chính và đời sống, xã hội, đặc biệt trong điều kiện Chính phủ đang xác định: “kiềm chế lạm phát” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nước ta hiện nay. Do đó việc sử dụng công cụ “tỷ giá” để điều hành nền kinh tế linh hoạt trong bối cảnh hiện nay là cần thiết. Song sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu là một bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, để thực hiện mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đồng thời ngăn chặn lạm phát gia tăng, bảo đảm ổn đinh kinh tế vĩ mô. Thực hiện mục tiêu này người làm chính sách phải cẩn trọng, nắn chắc các quy luật vận động của hàng hóa, tiền tệ trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, đặt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động bất thường, bị chi phối bởi một số nước có nền kinh tế phát triển. Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế- xã hội là vấn đề lớn trong nghiên cứu khoa học kinh tế, lại mang tính thời sự cấp thiết hiện nay, là sinh viên chuyên ngành kinh tế với kiến thức còn hạn, nhưng chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam và định hướng điều chỉnh tỷ giá nhằm hạn chế thâm hụt cán cân thương mại” với mong muốn đưa ra một góc nhìn về mối liên hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu của nước ta hiện nay.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu khái quát những vấn đề lí luận về tỷ giá và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái từ đó áp dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam nhằm tìm ra giải pháp để giảm thiểu thâm hụt cán cân thương mại.

    3. Phương pháp nghiên cứu



    Đề tài áp dung phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin; các phương pháp nghiên cứu, đánh giá, khảo sát, tính toán vận dụng các môn khoa học kinh tế, như kinh tế lượng, lý thuyết lưu thông tiền tệ, xuất nhập khẩu .

    Đề tài kết hợp giữa trình bày, diễn giải và chứng minh với biểu đồ, số liệu.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lí luận về tỷ giá và tác động của tỷ giá đến hoạt động kinh tế; mối quan hệ giữa cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái.và hệ thống chính sách tỷ giá và hoạt động xuất nhâp ở Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động xuất nhập khẩu và tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và dự đoán trong giai đoạn 2010 – 2015.

    5. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Làm rõ cơ sở lí luận về tỷ giá và mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập khẩu, từ đó đưa ra một số kiến nghị định hướng trong việc điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam khuyến khích xuất khẩu giảm nhập siêu ở nước ta.
    Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại quốc gia.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề tài được trình bày làm 3 chương:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại quốc gia.

    Chương 2: Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt

    Nam giai đoạn 2006 – 2011.

    Chương 3: Kiến nghị các giải pháp điều hành tỷ giá ở Việt Nam để giảm

    thâm hụt cán cân thương mại.
     

    Các file đính kèm:

    • 10.doc
      Kích thước:
      2.9 MB
      Xem:
      0
    • 10.pdf
      Kích thước:
      1.2 MB
      Xem:
      0
Đang tải...