Tiểu Luận Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1/2009 – 1/2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    1. Mở đầu 2
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3
    1.4 Hiệu quả dự kiến 3
    2. Cơ sở lý thuyết 3
    2.1. Cơ sở lý thuyết 3
    2.2. Lược khảo các nghiên cứu liên quan 4
    3. Kết quả nghiên cứu 6
    3.1. Thiết lập mô hình tổng quát và nguồn dữ liệu 6
    3.2. Thực trạng vấn đề qua mô tả định lượng: 6
    3.3. Ước lượng mô hình và kiểm định giả thiết 7
    3.4. Đồ thị phân tán quan hệ giữa tỷ giá và kim ngạch xuất nhập khẩu 8
    3.5. Diễn dịch kết quả 9
    4. Kết luận và đề xuất 9
    4.1. Kết luận 9
    4.2. Đề xuất 10
    4.3. Các hạn chế của đề tài và hướng mở rộng nghiên cứu 11
    5. Phần cuối 12
    5.1. Tài liệu tham khảo 12
    5.2. Phụ lục 12




    1. Mở đầu
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Tỷ giá hối đoái là một chỉ số kinh tế vĩ mô rất quan trọng, tác động đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Diễn biến hết sức phức tạp về tình hình kinh tế, tài chính thế giới, sự chao đảo trong quan hệ tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ với đồng Euro, giữa đồng đôla Mỹ với nhân dân tệ Trung Quốc, đồng yên Nhật và các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian vừa qua cho thấy vấn đề tỷ giá luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng và hết sức nhạy cảm đối với cán cân thương mại, vấn đề nợ công, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài và với lãi suất. Thời gian qua, NHNN đã triển khai nhiều giải pháp về tỷ giá và quản lý ngoại hối. Năm 2009 (26/11/2009), NHNN đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng lên 5.44%, đồng thời tăng biên độ dao động tỷ giá từ ±3% lên mức ±5%. Tháng 2/2010, ngoài việc qui định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các tổ chức kinh tế tại các TCTD là 1%/năm, NHNN còn điều chỉnh tăng 3,36% tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng giữa USD/VND. Vừa qua, ngày 11/2/2011, NHNN công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1%. Với những giải pháp này, thị trường tiền tệ đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do từng bước được thu hẹp, các giao dịch vốn từng bước được lạnh mạnh hóa. Song việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN thời gian qua có phát sinh những tác động trái chiều không? Liệu giảm giá đồng nội tệ có thực sự cải thiện cán cân thương mại hay không? Chính sách tỷ giá cần được điều chỉnh như thế nào trong mối tương quan với xuất nhập khẩu, đầu tư, lãi suất, vay nợ, giá cả, lạm phát ? Đây là vấn đề lớn, đang cần được các nhà hoạch định chính sách, các NHTM, các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Xung quanh vấn đề tỷ giá, nhiều ý kiến cho rằng tỷ giá đang cản trở sự tăng trưởng xuất khẩu, và là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, và vì thế, phải phá giá đồng Việt Nam, thậm chí phá giá mạnh hơn nữa để hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời hạn chế nhập khẩu. Vậy thực chất việc phá giá tiền tệ thời gian qua có khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại tại Việt Nam hay không? Tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến cán cân ngoại thương Việt Nam thời gian qua?
    Thông qua đề tài “tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 1/2009 – 2/2011”, tôi mong sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tình hình xuất nhập khẩu thời gian qua, từ đó có thể đề xuất một số ý kiến góp phần giảm thâm hụt thương mại nước ta.
    1.3 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét tác động của tỷ giá đến thâm hụt thương mại Việt Nam, giới hạn trong giai đoạn 1/2009 – 2/2011.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Để tìm hiểu thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay, tôi dùng phương pháp nghiên cứu mô tả, phần mềm Excel để nắm và trình bày vấn đề một cách có hệ thống, rõ ràng và minh bạch hơn.
    Để tìm hiểu biến thiên của một biến (thâm hụt thương mại) theo nhân tố ảnh hưởng (tỷ giá), tôi dùng phương pháp mô hình nhân quả, công cụ hồi qui, kiểm định, phần mềm Megastat.
    1.4 Hiệu quả dự kiến
    Như đã đề cập ở trên, thông qua đề tài này, tôi mong rằng sẽ đánh giá được tầm ảnh hưởng của tỷ giá đến vấn đề xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua. Từ đó định hướng chính sách tỷ giá (cũng như chính sách tiền tệ) trong thời gian tới, đồng thời đồng thời có những biện pháp cụ thể, sát sao hơn nhằm giảm thâm hụt thương mại, hướng tới xuất siêu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...