Luận Văn Tác động của trung quốc đến thương mại toàn cầu, đến xuất nhập khẩu hàng hoá của việt nam thời kỳ tớ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG



    LỜI MỞ ĐẦU
    Trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương
    xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ bằng phương thức kế hoạch hóa tập trung,
    công nghiệp hoá đối lập với thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện nhưng
    chú trọng công nghiệp nặng ngay từ đầu, cuối cùng đã lâm vào tình trạng khủng
    hoảng, trì trệ. Các nhà nghiên cứu chiến lược phát triển toàn cầu đã gọi đây là
    thời kỳ “Con Rồng lớn Trung Hoa đang nằm ngủ” để so sánh với sự trỗi dậy của
    “Bốn con Rồng nhỏ châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore).
    Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa. Sau 30 năm tiến
    hành công cuộc cải cách và mở cửa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt nhịp độ
    bình quân 9,5 - 10%/năm, xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 16,7%/nă m,
    tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 4,7% năm 1978 lên 39,65%
    trong năm 2008. Từ sau năm 1994, Trung Quốc đã chuyển từ nhập siêu sang
    xuất siêu vững chắc, đến nă m 2008 giá trị xuất siêu đạt 295,4 tỷ USD. Nă m
    2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    giảm 5,3% so với năm 2008 và xuất khẩu toàn cầu giảm tới 22% so với 2008
    nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt mức dương 8,8%, GDP đạt
    xấp xỉ 5 nghìn tỷ USD và vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
    giới. Năm 2009, GDP của Trung Quốc chiếm 8,47% GDP toàn cầu, kim ngạch
    xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 12,46% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
    Các nhà hoạch định chiến lược phát triển của Trung Quốc đã đề ra quyết tâ m
    chiến lược của nước này là đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số
    1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI.
    Trước sự lớn mạnh nhanh của Trung Quốc, một số nhà bình luận quốc tế
    đã gọi hiện tượng Trung Quốc là sự trỗi dậy của “Con Rồng lớn Trung Hoa”, là
    “Cường quốc kinh tế mới nổi” làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa các
    cường quốc và cục diện kinh tế toàn cầu.
    Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động mạnh đến quan hệ thương mại
    Việt Nam - Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 32
    triệu USD nă m 1991 (nă m hai nước bắt đầu bình thường hoá mối quan hệ song
    phương) lên 19,4 tỷ USD vào năm 2008, và đã trở thành đối tác thương mại lớn
    2
    nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi ACFTA có hiệu lực, thị phần của hàng
    Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm từ 0,52% nă m 2004 xuống 0,38% nă m 2008
    và 0,49% năm 2009; trong khi đó thị phần của hàng Trung Quốc tại Việt Nam
    đã tăng nhanh từ 14,4% lên 19,4% và 23,5% trong thời gian ương ứng. Điều này
    cho thấy, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam bị thua thiệt cả
    chiều xuất và chiều nhập khẩu. Trung Quốc đang là thị trường nhập siêu lớn
    nhất của Việt Nam, Trung Quốc chiếm trên 14% tổng kim ngạch ngoại thương
    của Việt Nam trong khi Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,78 - 0,8% tổng kim ngạch
    ngoại thương của Trung Quốc.
    Trong thời kỳ tới, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào
    đến thương mại toàn cầu, đến thương mại Việt Nam đang là câu hỏi mở, cần
    được nghiên cứu giải đáp để tìm ra giải pháp thích ứng cho Việt Nam trong phát
    triển xuất nhập khẩu. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu
    giải đáp câu hỏi quan trọng nêu đó.
    Nội dung Báo cáo chuyên đề nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần:
    I. Tình hình thế giới, khu vực trong 5 - 10 năm tới và vị thế của Trung
    Quốc, của Việt Nam.
    II. Trung Quốc ngày nay và dự báo tác động của Trung Quốc đến thương
    mại toàn cầu thời kỳ tới.
    III. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc và những tác
    động của Trung Quốc đến phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ tới
    2020.
    IV. Một số giải pháp để Việt Nam thích ứng với bối cảnh Trung Quốc
    tăng cường chính sách hướng Nam nhằm phát triển xuất nhập khẩu của Việt
    Nam thời kỳ tới.
    3
    I.- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC TRONG 5 - 10 NĂM TỚI
    VÀ VỊ THẾ CỦA TRUNG QUỐC, CỦA VIỆT NAM
    1. Tình hình thế giới trong 5 đến 10 năm tới
    Trong 5 - 10 năm tới, thế giới bước vào giai đoạn hậu khủng hoảng kinh
    tế với nhiều biến chuyển sâu sắc song hoà bình, hợp tác vẫn sẽ tiếp tục là xu thế
    chủ đạo. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, toàn cầu hoá, cách mạng KHCN
    sẽ có hướng phát triển mới, quá trình tái cấu trúc sẽ diễn ra nhanh, mạnh ở mọi
    tầng nấc và trên tất cả các lĩnh vực; tương quan lực lượng và quan hệ giữa các
    nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn tiếp tục biến đổi; cụ diệntg đa cực ngày
    một rõ.
    - Kinh tế thế giới tuy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức nhưng sẽ phục
    hồi trong vài năm, tới. Theo đa số các dự báo, kinh tế thế giới sẽ phục hồi t ừ
    2010 và sẽ cần 4 - 5 năm để đạt được tốc độ tăng trưởng 3 - 4%/nă m. Quá trình
    tái cấu trúc kinh tế toàn cầu ở mọi tầng nấc diễn ra mạnh mẽ. Đây là đặc điểm
    nổi trội nhất của thế giới trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
    - Khủng hoảng kinh tế và cuộc chay đua phát triển trong giai đoạn hậu
    khủng hoảng sẽ làm gia tăng quá trình chuyển dịch tương quan lực lượng giữa
    các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới, thúc đẩy việc hình thành
    cục diện “đa cực”. So sánh lực lượng giữa các trung tâm quyền lực lớn của thế
    giới sẽ biến chuyển nhanh hơn trong 5 - 10 năm tới. Các nền kinh tế mới nổi
    (BRIC), đặc biệt là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng khá, làm thay đổi tương
    quan sức mạnh tổng thể giữa các nước lớn, bao hàm cả kinh tế, chính trị và quâ n
    sự, tạo thành một sự chuyển dịch sức mạnh rõ rệt theo hướng từ một sang đa
    trung tâm, và do đó cục diện thế giới sẽ chuyển nhanh hơn theo hướng “đa
    cực”.Tuy nhiên, dù trong từng vấn đề và từng thời điểm, tính chất đa cực gia
    tăng nhưng cục diện chung vẫn là “một siêu, đa cường”. Trung Quốc và các
    cường quốc mới nổi lên dẫu phát triển nhanh, nhưng cũng chưa thể đuổi kịp Mỹ
    trên nhiều phương diện. Mỹ vẫn là cường quốc số một về cả kinh tế, chính trị và
    quân sự, có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị thế giới nhưng cũng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...