Thạc Sĩ Tác động của trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân đến quyết định lựa chọn nghề n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .
    9
    1.1. Lý do nghiên cứu 9
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 10
    1.2.1 Mục tiêu tổng quát . 10
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 11
    1.3 Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và số liệu 11
    1.3.1 Phương pháp luận 11
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 12
    1.3.3 Số liệu . 12
    1.3.4 Biến . 12
    1.3.5 Cấu trúc của bài nghiên cứu . 13
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
    TRƯỚC.
    . 14
    2.1. Tiềm lực tài chính 16
    2.2. Hoàn cảnh gia đình 18
    2.3. Giáo dục 19
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, DOANH NGHIỆP VÀ
    MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM.
    . 29
    3.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 29
    3.2. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 34
    3.3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH . 40
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ THỰC
    NGHIỆM .
    . 45
    4.1. Phương pháp luận 45
    4.2 . Số liệu 46
    4.3. Biến . 46
    4.4. Phân tích số liệu . 47
    4.5 . Kết quả phân tích thực nghiệm . 49
    4.5.1. Gia cảnh cá nhân: 50
    4.5.2. Tài chính: 51
    4.5.3. Trình độ học vấn . 55
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 58
    1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 58
    2. Khuyến nghị chính sách . 59
    3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 59
    3.1 Hạn chế 59
    3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 62



    Tóm tắt nghiên cứu

    Doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng chính cho sự tăng trưởng kinh tế
    nhanh và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh một số
    lượng lớn doanh nghiệp hộ gia đình (trong khu vực không chính thức), đã có rất nhiều
    doanh nghiệp đăng ký mới trong thập kỷ qua là kết quả của sự ra đời Luật Doanh
    nghiệp trong năm 2000 và 2005. Theo đó, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới đã tăng
    160.000 doanh nghiệp trong suốt giai đoạn 2000 – 2005 (Tô Trung Thành và công sự,
    2009). Sự bùng nổ của những doanh nghiệp tư nhân đã hấp thụ số lượng lớn số người
    thât nghiệp trong những thành phố lớn và những nông dân dư thừa ở khu vực nông thôn,
    do đó đã có những đóng góp tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những
    năm qua (Perkins và cộng sự, 2008).
    Nhận thức được tầm quan trọng của những doanh nghiệp nhỏ đối với tăng trưởng kinh
    tế; chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển doanh
    nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt những chính sách đồng bộ nhắm tới
    những cá nhân đang phải đối mặt với sự lựa chọn việc trở thành doanh nhân (tự làm
    chủ) hay trở thành người làm công ăn lương.
    Bài nghiên cứu này của chúng tôi sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình
    năm 2008 (VLSS 2008). Được tiến hành điều tra bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam
    (GSO), dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB). Bao gồm 9189 hộ gia
    đình với 38253 cá nhân được điều tra. Mô hình logit được sử dụng để đánh giá sự tác
    động của các yếu tố tới xác suất quyết định tự làm chủ của một cá nhân. Trong đó, tập
    trung xem xét ảnh hưởng của ba nhân tố: trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia
    cảnh cá nhân. Chúng tôi sẽ làm rõ chiều hướng tác động và ảnh hưởng của các nhân tố
    này.
    Có thể thấy rằng: tổng số người trong gia đình không có ý nghĩa trong mô hình
    xác suất quyết định trở thành người làm thuê nhưng có ý nghĩa trong mô hình tự làm
    chủ và có tác động tích cực. Việc có vợ hoặc chồng cũng không ảnh hưởng tới quyết
    định của cá nhân. Nhưng tình trạng nghề nghiệp, loại hình công việc của vợ hoặc chồng
    lại có ảnh hưởng cụ thể: nếu vợ hoặc chồng là làm thuê thì tác động tích cực đến quyết
    định làm thuê và làm giảm xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Nếu vợ hoặc
    chồng tự kinh doanh thì sẽ có tác động tích cực, đáng kể và làm tăng xác suất quyết
    định tự làm chủ. Tác động là ngược lại đối với khu vực làm thuê. Các biến vợ (chồng)
    đang làm việc tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng chúng cho ta thấy sự tác động tiêu
    cực tới xác suất trở thành người làm thuê. Biến tài chính mà đại diện ở đây là giá trị nhà
    sở hữu tác động tích cực, đáng kể và làm tăng xác suất trở thành người tự chủ kinh
    doanh ngược lại với khu vực làm chủ. Trình độ học vấn hay cấp độ giáo dục cao không
    phải là yếu tố quyết định nhất đối với một cá nhân trong việc đi đến quyết định tự chủ
    kinh doanh. Với bộ số liệu chúng tôi có, được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Trong
    mô hình phân tích, giáo dục (việc sở hữu bằng cấp cao) xuất hiện như là một yếu tố tác
    động tiêu cực đến xác suất quyết định tự làm chủ (tự làm thuê cho chính mình) hay việc
    đi đến quyết định khởi đầu một doanh nghiệp. Ngược lại, trình độ học vấn cao hơn lại
    tác động mạnh mẽ, tích cực và làm đến xác suất cá nhân làm việc trong khu vực làm
    công ăn lương.
    Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế của bộ số liệu sử dụng trong bài
    nghiên cứu. Bộ số liệu (VLSS 2008) được điều tra chung bao gồm những câu hỏi về
    giáo dục, y tế, sức khỏe, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, hoạt động kinh tế,
    cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, . Không phải là bộ số liệu
    điều tra chuyên biệt và tốt nhất để phục vụ mục đích nghiên cứu của chúng tôi. Các biến
    đại diện cho trình độ học vấn khá đầy đủ nhưng biến đại diện cho gia cảnh cá nhân còn
    thiếu. Ví dụ như biến số người phụ thuộc, vợ (chồng) sở hữu doanh nghiệp riêng, . Đặc
    biệt các biến đại diện cho tiềm lực tài chính còn quá ít, mới chỉ dừng lại ở số lượng và
    giá trị tài sản sở hữu. Các biến tiếp cận nguồn lực tài chính, thu nhập của vợ, đầu tư thu
    nhập Do hạn chế số liệu nên chưa thể đưa vào mô hình. Điều này gây ra hạn chế
    trong việc đánh giá sự tác động của tiềm lực tài chính tới quyết định của mỗi cá nhân.
    Tiếp đó, là hạn chế của mô hình nghiên cứu khi mô hình sử dụng trong việc phân tích
    tác động của các yếu tố đến xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Khi chúng tôi
    chỉ sử dụng mô hình logit để đánh giá xác suất tác động của các nhân tố. Điều này, một
    phần cũng do thời gian không cho phép. Cũng phải nói đến sự hạn chế về trình độ
    nghiên cứu, cụ thể trong quá trình sử lý số liệu và biến cho từng lĩnh vực xem xét còn
    nhiều biến chưa được xem xét và nhiều biến đưa vào mô hình gây ra các khuyết tật của
    ước lượng. Do vậy phải đưa ra khỏi mô hình.
    Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã giải thích được chiều hướng tác động của các biến tới
    quyết định lựa chọn của mỗi cá nhân mà trong bài nghiên cứu chúng tôi đã tập trung
    vào ba nhóm nhân tố: Trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân. Kết quả
    phát hiện phù hợp với mục đích nghiên cứu cũng như trong điều kiện thực tế tại Việt
    Nam. Mặt khác, bộ số liệu (VLSS 2008) lần đầu tiên được chúng tôi sử dụng cho mục
    đích nghiên cứu về chủ đề này. Trước đó, không có nhiều nghiên cứu về các yếu tố
    quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân ở Việt Nam. Có ý nghĩa như là kim
    chỉ nam, tài liệu hướng dẫn cho mỗi cá nhân khi quyết định tự làm chủ (làm thuê cho
    chính mình) hay khởi đầu một doanh nghiệp. Bài nghiên cứu của chúng tôi phần nào bổ
    xung những thiếu sót này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...