Chuyên Đề Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm gần đây, tín dụng qui mô nhỏ đã có tác dụng lớn trong việc đem lại mức thu nhập cao hơn, xoá đói giảm nghèo, giải quyết những vấn đề mang tính xã hội đối với bộ phận dân nghèo, thiếu vốn.

    Chương trình tín dụng qui mô nhỏ được bắt đầu từ Bang-la-đét năm 1976 và được kéo dài cho đến nay, hàng năm giúp 120.000 người thoát nghèo.[1],[32]

    Tín dụng qui mô nhỏ đã được các thể chế tài chính lớn của thế giới xem xét đưa vào chương trình thương mại và coi như là một phương cách để giúp một bộ phận lớn dân cư trên thế giới thoát nghèo và được nhấn mạnh trong chương trình " Thiên niên kỷ " của các quốc gia.[34]

    Ở Việt Nam chương trình tín dụng qui mô nhỏ đã được áp dụng hàng chục năm trở lại đây đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều hộ dân đã được vay vốn của chương trình và đã thoát khỏi đói nghèo, tự chủ sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cùng với nhiều lợi ích khác.[54],[63],[64]

    Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về kết quả cụ thể do chương trình tín dụng qui mô nhỏ đem lại. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân chính là đặc điểm dân cư của mỗi nước, mỗi vùng khác nhau và việc áp dụng mô hình có sẵn cho từng địa phương không phải khi nào cũng mang lại hiệu quả mong muốn.

    2. Tên đề tài

    Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiển của chương trình tín dụng qui mô nhỏ, tác giả chọn tên đề tài nghiên cứu là:

    "Tác động của tín dụng qui mô nhỏ đối với kinh tế hộ trên địa bàn thành phố Huế".

    3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    - Xác định các sản phẩm của chương trình tín dụng qui mô nhỏ ở địa phương.

    - Xác định những nhân tố tác động đến sự thành công của chương trình tín dụng vi mô.

    - Đánh giá hiệu quả của vốn vay đối với từng loại ngành nghề sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của các hộ vay.

    - Đánh giá vai trò của chính quyền đối với sự thành công của chương trình.

    Trên cơ sở đó để đánh giá khái quát tác động của việc sử dụng vốn vay trong các chương trình tín dụng qui mô nhỏ của các hộ gia đình ở địa phương và đề ra những định hướng và giải pháp cải thiện chương trình này trong tương lai.

    Cuối cùng, nghiên cứu này sẽ chỉ ra những điểm tương đồng và khác khác biệt của chương trình tín dụng qui mô nhỏ thực hiện ở thành phố Huế với các chương trình đã được thực hiện ở những địa phương khác. Khái quát hoá những vấn đề mang tính lý luận và thực tiển về việc triển khai chương trình tín dụng vi mô ở Việt Nam.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Phạm vi về nội dung

    + Đối tượng nghiên cứu là các hộ vay vốn của chương trình tín dụng qui mô nhỏ trên địa bàn thành phố. Các đối tượng này không nhất thiết phải là nông dân mà có thể là thị dân, không chỉ sống ở vùng nông thôn mà có thể ở nội thành.

    + Nội dung là tìm hiểu cách thức cho vay tín dụng, các tiêu chí có thể đánh giá hiệu quả của chương trình vay, những kết quả và hạn chế của chương trình cho vay, sự khác biệt của các chương trình tín dụng vi mô thực hiện trên địa bàn thành phố.

    4.2. Phạm vi về không gian

    + Địa bàn nghiên cứu là một số địa phương trên địa bàn thành phố, cả nội thành lẫn ngoại thành. Tuy nhiên, chương trình tín dụng với qui mô vốn cho vay thấp, giành cho những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ mang tính nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), kinh doanh phi nông nghiệp và làm các nghề khác nên đề tài tập trung nghiên cứu ở các xã như: Hương Long, Hương Sơ, Thuỷ An,Thuỷ Biều, và các phường như: Trường An, Phú Bình, Phú Hậu, Phường Đúc, An Cựu, Vỹ Dạ, Tây Lộc.(Xem thêm phụ lục C)

    + Tài liệu sử dụng cho đề tài này là tài liệu thứ cấp lấy từ các niên giám thống kê địa phương, các báo cáo của chính quyền địa phương, thông tin của các báo, tạp chí và đặc biệt là sử dụng số liệu tự điều tra ở các địa phương nêu trên qua phiếu trả lời câu hỏi được đính kèm ở phần phụ lục B. Ngoài ra còn có sử dụng tài liệu của các tạp chí, sách báo nước ngoài, tài liệu các trang web site chuyên ngành.

    4.3. Phạm vi về thời gian

    Số liệu và các nội dung điều tra được lấy để phân tích đánh giá trong đề tài được tính từ năm 2003 đến 2005.

    Định hướng giải pháp được đề xuất đến năm 2015, theo chương trình của thế giới về thiên niên kỷ mới giành cho xoá đói giảm nghèo, mà mục đích của chương trình là đến năm 2015 sẽ giảm 1/2 số người nghèo so với hiện nay.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:

    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề đặt ra một cách khách quan và khoa học.

    - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp điều tra tổng hợp và phân tích số liệu thống kê; phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tổ thống kê, phân tích hồi quy logistic (sử dụng hàm phân tích phân lập, hồi quy tương quan) để phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp cho hoạt động tín dụng qui mô nhỏ tại địa phương.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm:

    Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

    Chương 2: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và khảo luận.

    Chương 4: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn hiện dịch vụ tín dụng qui mô nhỏ góp phần thúc đẩy kinh tế các hộ gia đình vay vốn phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...