Luận Văn Tác động của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, hoạt động thương
    mại quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc và đóng góp to lớn
    vào quá trình phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy rằng, sự phát triển nhanh
    chóng của thương mại quốc tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của
    thời kỳ đổi mới và mở cửa vừa qua đã làm thay đổi hẳn diện mạo của đời
    sống kinh tế và xã hội Việt Nam, không những giúp cho nền kinh tế Việt
    Nam thoát khỏi tình trạng nước nghèo, mà còn tiếp tục mở ra cơ hội đưa
    nước ta chuyển sang kỷ nguyên của nước có mức thu nhập trung bình trong
    những thập niên tới.
    Nhằm duy trì và phát huy hơn nữa vai trò của thương mại quốc tế đối với
    phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện Việt Nam ngày càng liên kết chặt
    chẽ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc nghiên cứu sâu hơn tác
    động của nó đối với kinh tế nước ta trong thời gian qua, từ đó đề xuất định
    hướng phát triển xuất khẩu và các chính sách phát triển thương mại quốc tế
    phù hợp với tình hình hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là khi tiếp cận vấn đề
    từ góc độ của kinh tế học phát triển. Vì vậy, tác giả chọn chủ đề “Tác động
    của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam” làm đề tài
    nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế phát triển.
    2.Tình hình nghiên cứu
    Trong quá trình chuẩn bị tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN,
    ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, tham gia Tổ
    chức thương mại thế giới (WTO) . các cơ quan chức năng của Chính phủ,
    các viện nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác
    động của tự do hoá thương mại đối với phát triển kinh tế theo các khía cạnh
    khác nhau từ vi mô cho đến vĩ mô.
    Nói chung, các công trình trên đã có nhiều đóng góp, kết luận có giá trị
    giúp cho các các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các chính
    sách phát triển thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, các
    chính sách liên quan đến phát triển kinh tế đối ngoại như chính sách thu hút
    đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính sách hợp tác khoa học công nghệ, cũng
    như xây dựng các bộ luật có liên quan đến thương mại, đầu tư ; giúp cho các
    doanh nhân có thêm các cơ sở khoa học để xây dựng các chiến lược kinh
    doanh, chiến lược xuất, nhập khẩu .Các số liệu nghiên cứu, các nhận định,
    đánh giá có giá trị, cũng như các phương pháp nghiên cứu của các công trình
    trước đây là cơ sở tốt để tác giả tham khảo, tra cứu, kế thừa.
    Tuy vậy, các nghiên cứu về tác động của xuất khẩu, nhập khẩu đối với
    tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hiệu quả hoạt động
    2
    của các ngành gắn với xuất nhập khẩu; đánh giá đóng góp của các yếu tố cầu
    trong đó có xuất khẩu đối với phát triển kinh tế, việc làm; tác động của nhập
    khẩu với liên kết của các ngành trong nền kinh tế như thế nào chưa được
    nghiên cứu một cách đầy đủ. Hầu như chưa có các công trình nghiên cứu của
    nước ngoài về vấn đề này.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Luận án sẽ nhằm vào các mục tiêu sau: Một là, bàn sâu thêm một số
    vấn đề về tác động của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế Hai là,
    phân tích, đánh giá tác động của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh
    tế Việt Nam trong giai đoạn 1995-2008. Cuối cùng trên cơ sở phân tích tác
    động của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế, đề xuất định hướng
    phát triển thương mại quốc tế đến năm 2020 và một số giải pháp thực hiện.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Những tác động ảnh hưởng của thương mại
    quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam, nhìn từ góc độ của kinh tế học
    phát triển
    Phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu thương mại hàng
    hóa và dịch vụ có trong niên giám thống kê từ năm 1995 đến năm 2007, có
    cập nhật số liệu đến năm 2008; các bảng vào ra (I-O) của các năm 1996,
    2000 và 2005.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp trong nghiên cứu kinh tế
    như phân tích – tổng hợp, quy nạp – diễn dịch, phân tích thống kê, so sánh
    và áp dụng một số mô hình kinh tế lượng, mô hình cân đối liên ngành dạng
    Leotief để phân tích tác động của xuất – nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đến
    phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995-2008.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Bàn sâu thêm về một số tiêu chí xác định tác động của thương mại quốc
    tế đối với phát triển kinh tế.
    Đánh giá về tác động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế,
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
    Nam giai đoạn 1995-2008; tác động liên ngành của xuất khẩu nhập khẩu đối
    với giá trị gia tăng, việc làm và liên kết kinh tế.
    Đề xuất một số ý tướng mới về phát triển thương mại quốc tế của Việt
    Nam trong thời kỳ đến 2020.
    7. Kết cấu của luận án
    3
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án
    bao gồm 3 chương:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận chủ yếu về tác động của thương mại quốc
    tế đối với phát triển kinh tế
    Chương II: Thực trạng tác động của thương mại quốc tế đến phát triển kinh
    tế Việt Nam giai đoạn 1995-2008
    Chương III: Giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của thương mại quốc tế
    đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...