Thạc Sĩ Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các ngân

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức theo cảm nhận của nhân viên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực của Singh (2004) và các hình thức gắn kết với tổ chức của Meyer & Allen (1997). Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy với số lượng mẫu khảo sát gồm 400 nhân viên đang làm việc toàn thời gian tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Phần mềm SPSS for Windows 16.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực có 5 thành phần với 11 biến quan sát, bao gồm: trả công lao động; chính sách phúc lợi; tuyển dụng và bổ nhiệm; cơ hội thể hiện bản thân; trao quyền quản lý. Thang đo gắn kết với tổ chức có 3 thành phần: gắn kết vì tình cảm; gắn kết vì lợi ích và gắn kết vì đạo đức với 13 biến quan sát. Kết quả cũng cho thấy 5 thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đều ảnh hưởng đến gắn kết vì tình cảm và gắn kết vì đạo đức, trong đó cơ hội thể hiện bản thân và trả công lao động là ảnh hưởng nhiều nhất. Gắn kết vì lợi ích không bị ảnh hưởng nhiều bởi các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực trong nghiên cứu này. Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các đơn vị ngành ngân hàng hiểu rõ hơn về nhân viên đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức.
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ PHƯƠNG TRÌNH
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    TÓM TẮT
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. Lý do chọn đề tài
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    1.4. Phương pháp nghiên cứu
    1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
    1.6. Bố cục đề tài nghiên cứu
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    2.1. Khái niệm nguồn nhân lực
    2.2. Thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
    2.2.1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
    2.2.2. Các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
    2.3. Thực tiễn về quản trị nguồn nhân lực tại một số ngân hàng TMCP trên địa
    bàn TP.HCM
    2.4. Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
    2.4.1. Định nghĩa
    2.4.2. Các thành phần của sự gắn kết với tổ chức
    2.4.3. Đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức
    2.5. Mối quan hệ giữa thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và sự gắn kết của nhân
    viên đối với tổ chức
    2.6. Mô hình nghiên cứu
    2.7. Giả thuyết nghiên cứu
    2.7.1. Nhóm giả thuyết H1: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến
    gắn kết tình cảm
    2.7.2. Nhóm giả thuyết H2: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến
    gắn kết vì lợi ích
    2.7.3. Nhóm giả thuyết H3: tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến
    gắn kết vì đạo đức
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Quy trình nghiên cứu
    3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
    3.1.2. Nghiên cứu chính thức
    3.2. Phương pháp xử lý số liệu
    3.2.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
    3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
    3.2.3. Phân tích hồi quy và kiểm định mối liên hệ
    3.3. Thiết kế nghiên cứu
    3.3.1. Đối tượng khảo sát
    3.3.2. Cách thức khảo sát
    3.3.3. Quy mô và cách thức chọn mẫu
    3.4. Xây dựng thang đo
    3.4.1. Quá trình xây dựng thang đo
    3.4.2. Thang đo về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
    3.4.3. Thang đo về mức độ gắn kết với tổ chức
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    4.1. Mô tả mẫu khảo sát
    4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo qua kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach Alpha
    4.2.1. Đánh giá thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
    4.2.2. Đánh giá thang đo mức độ gắn kết với tổ chức
    4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)
    4.3.1. Kiểm định thang đo thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
    4.3.2. Kiểm định thang đo mức độ gắn kết với tổ chức
    4.4. Hiệu chỉnh mô hình giả thuyết nghiên cứu
    4.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
    4.5.1. Phân tích tương quan
    4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
    4.5.3. Thảo luận kết quả
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Đánh giá chung
    5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
    5.3. Một số kiến nghị để tăng mức độ gắn kết với ngân hàng của các cán bộ -
    nhân viên
    5.3.1. Thực tiễn tạo nhiều cơ hội thể hiện bản thân và thăng tiến
    5.3.2. Thực tiễn trả công lao động và phúc lợi
    5.3.3. Thực tiễn tuyển dụng và bổ nhiệm
    5.3.4. Thực tiễn trao quyền quản lý
    5.4. Hạn chế và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
    5.4.1. Hạn chế
    5.4.2. Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...