Thạc Sĩ Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay (qua thực tế

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Dân số và sự tồn tại, phát triển của xã hội là hai vấn đề luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói đến vấn đề dân số không có nghĩa là chỉ nói tới mặt số lượng mà còn bao gồm mặt chất lượng của dân số. Cùng với việc phát triển kinh tế- xã hội, con người cần phải điều chỉnh các xu hướng dân số cho phù hợp với sự phát triển. Quy mô, cơ cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số và sự phân bố dân cư phù hợp sẽ tạo ra những tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển bền vững, ngược lại, sự gia tăng dân số không phù hợp sẽ tạo ra những nhân tố cản trở việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội. Có thể nói, dân số là cơ hội, đồng thời là thách thức đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy, bất cứ quốc gia nào cũng cần có một chính sách dân số hợp lý để tạo ra một quy mô dân số “tối ưu”. Nghĩa là, vừa có thể đảm bảo việc phát huy mọi nguồn lực cho sản xuất,tạo ra được nhiều nhất của cải vật chất cho xã hội, mặt khác, vừa có thể đảm bảo được sự kết hợp hài hòa giữa sản xuất với tiêu dùng, tăng cường và thúc đẩy việc tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

    Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của vấn đề dân số trong sự phát triển xã hội, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới việc thực hiện chính sách dân số. Từ đó đến nay, đặc biệt là từ năm 1993 (Đánh dấu bằng sự ra đời của nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng cộng sản việt nam khóa VII), trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Có thể nhận thấy, ban đầu chúng ta mới chủ yếu quan tâm tới vấn đề giảm sinh để ổn định quy mô dân số, thì đến nay về cơ bản chúng ta đã bắt đầu quan tâm được nhiều hơn tới chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.



    Việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta những năm vừa qua nhìn chung đang có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực với thành tựu rất quan trọng. Tuy nhiên, gần đây việc thực hiện chính sách dân số lại nảy sinh một số vấn đề mới, tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ ba tăng “ đột biến”, xu hướng giảm sinh có những dấu hiệu chững lại Thực tế ấy cho thấy những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta trong thời gian qua là chưa thực sự bền vững và một trong những nguyên nhân của thực tế trên đó là sự tác động trở lại “ một cách mạnh mẽ” của những yếu tố tâm lý xã hội cũ, bảo thủ, lỗi thời.

    Việc nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa cấp bách vừa lâu dài.

    Là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, Hải Dương cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói, sự tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở đây còn hết sức nặng nề. Qua thực tế nhiều năm công tác ở cơ sở với đặc thù của công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị cùng với những kiến thức, kinh nghiệm ban đầu đã tích lũy được là những lý do để người viết chọn đề tài: "Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay" (qua thực tế tỉnh Hải Dương) làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học.
     
Đang tải...