Thạc Sĩ Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trung Quốc là nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông" với Việt Nam, có
    nền kinh tế quy mô, tăng trưởng mạnh, đang thực thi chiến lược nhất thể hóa kinh tế khu
    vực mà Việt Nam được coi là "cầu nối" giữa các nước phương Nam với Trung Quốc, là
    "cầu nối" Đông Nam á với Đông Bắc á. Do vậy, củng cố, phát triển quan hệ hợp tác toàn
    diện với Trung Quốc, phát huy vai trò "cầu nối" trước hết trong khuôn khổ khu vực mậu
    dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, tích cực khai thác thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị
    trường Tây Nam Trung Quốc, sẽ là hướng chiến lược kinh tế đối ngoại quan trọng, góp
    phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nhanh, ổn định lâu dài của Việt Nam.
    Trong đó đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Vân Nam cũng như với
    Quảng Tây có vai trò then chốt.
    Từ thời Hán Tần, miền Tây Nam Trung Quốc đã có con đường giao thông quốc
    tế qua Côn Minh để đi đến các nước phía Nam được gọi là "Trục thân độc đạo"- con
    đường tơ lụa ngày xưa. Còn ngày nay, khi hai nước Việt - Trung bước vào thế kỷ XXI
    cùng nỗ lực cải cách mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu thì cơ hội
    phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc vô cùng rộng
    lớn nhờ những nhân tố khách quan và chủ quan sau đây:
    Bước vào thế kỷ XXI mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường,
    song hòa bình và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong sự phát triển thế giới và khu vực;
    hơn nữa đây còn là thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu; toàn cầu hóa,
    khu vực hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Đây là xu thế phát triển khách
    quan đang cuốn hút mọi quốc gia vào quĩ đạo kinh tế toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cùng
    những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và Trung
    Quốc. Là cơ hội lớn nếu quốc gia đang phát triển đó có năng lực cải cách, mở cửa, tận
    dụng mọi lợi thế của nước đi sau, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiệu quả, sẽ có
    nhiều khả năng tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến. Là thách thức lớn nếu quốc gia
    đang phát triển đó không có năng lực cải cách, mở cửa, không tận dụng mọi lợi thế của
    nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải
    khỏi quĩ đạo phát triển của thế giới.
    Xu thế phát triển khách quan trên đã được chính phủ và nhân dân hai nước Việt
    Nam - Trung Quốc đón bắt kịp thời, thông minh và sáng tạo. Cả hai nước đều nỗ lực cải
    cách mở cửa với cách đi thích hợp, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xã hội chủ
    nghĩa (XHCN) phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đã tạo nên sự phát triển ngoạn mục:
    dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, đạt được những thành
    tựu tuyệt vời trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Cuối năm 2001 Trung
    Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội
    nhập kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, tạo ra thế và lực của Trung Quốc trên trường
    quốc tế. Rất có thể cuối năm 2005 Việt Nam cũng sẽ gia nhập WTO, thể hiện tinh thần
    chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, tạo cơ sở thuận lợi hơn cho sự phát triển quan hệ
    kinh tế thương mại Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc.
    Sự kiện ảnh hưởng mạnh và trực tiếp hơn đến quan hệ kinh tế thương mại Việt
    Nam - Vân Nam Trung Quốc là tháng 11/2002 Hiệp định thương mại hợp tác kinh tế toàn
    diện ASEAN - Trung Quốc đã được ký kết, mở đường cho việc xây dựng khu vực mậu
    dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) mà Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc có vị
    trí vai trò "cửa ngõ" của ACFTA.
    Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam
    Trung Quốc, có nhiều tiềm năng về kinh tế, với nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, đường
    thủy và khả năng phát triển đường hàng không, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai
    được nối thông với Côn Minh - Trung Quốc.
    Lào Cai còn có ưu thề về tiềm năng khoáng sản (35 loại khoáng sản), 150 điểm mỏ và nổi
    tiếng là nơi nhiều tiềm năng phát triển du lịch với những danh lam thắng cảnh như Sa Pa,
    Bắc Hà. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế là nông, lâm - công
    nghiệp, xây dựng - thương mại, du lịch. Đến nay sau gần 10 năm thực hiện Quyết định
    100/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách
    đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ qua hệ kinh tế -
    thương mại của Lào Cai với Vân Nam Trung Quốc, cơ sở hạ tầng của khu KTCK đã
    được nâng cấp với nhiều dự án. Việc hình thành và phát triển khu KTCK Lào Cai đã đẩy
    mạnh hơn nữa giao lưu kinh tế qua cửa khẩu giữa hai nước, qua đó đẩy mạnh phát triển
    kinh tế hàng hóa trong nước. Chúng ta cần nhìn nhận những tác động này không chỉ
    trong thời gian trước mắt mà về lâu dài, khu KTCK Lào Cai sẽ có mức phát triển nhanh
    hơn, trở thành vùng động lực kinh tế để kéo các vùng nghèo hơn cùng đi lên, cùng phát
    triển.
    Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển khu KTCK Lào
    Cai trong công cuộc đổi mới, cần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc phát triển kinh
    tế của cửa khẩu Lào Cai, qua đó chỉ rõ sự tác động của khu KTCK Lào Cai đối với đời
    sống kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự
    phát triển khu KTCK ở Lào Cai là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do vậy, tác giả luận văn
    chọn vấn đề "Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống
    kinh tế - xã hội của tỉnh" làm đề tài luận văn thạc sĩ, với hy vọng sẽ đóng góp một phần
    nhỏ của mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Sau 14 năm mở cửa chính thức (1991) và 17 năm kể từ khi nhân dân hai bên biên
    giới tự phát mở đường thăm nhau (1988), mỗi nước đều thấy được tác động kinh tế - xã
    hội to lớn của sự kiện này. Hệ quả trực tiếp mà mở cửa đem lại là sự phát triển thương
    mại qua biên giới hai nước với tốc độ cao, đã thu hút sự chú ý của báo giới, các nhà quản
    lý, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thậm chí có lúc người ta gọi là "vùng biên
    nóng bỏng".
    Những năm gần đây, có nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài xung quanh vấn đề
    này, tiêu biểu như: "Tác động kinh tế - xã hội của mở cửa biên giới" của TS. Trịnh Tất
    Đạt, TS Vũ Tuấn Anh, TS Hoàng Công Hoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;
    "Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai - Hà Nội - Hải
    Phòng" của TS. Nguyễn Văn Lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005; "Các khu kinh tế cửa
    khẩu biên giới Việt - Trung
    và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam" của
    TS. Phạm Văn Linh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; "Quá trình mở cửa đối
    ngoại của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" của Nguyễn Thế Tăng, Nxb Khoa học xã
    hội, Hà Nội, 1997; "Chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ coi trọng phát triển
    mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước Đông Nam á" của GS. Cổ Tiểu Tùng,
    Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(48), 2003; "Buôn bán qua biên giới Việt Nam -
    Trung Quốc và một số nhận xét về những điều kiện để phát triển buôn bán qua biên giới
    giữa hai nước" của ThS. Lê Tuấn Thanh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (56),
    2004 Song chưa có một đề tài nghiên cứu nào trình bày một cách có hệ thống về sự
    tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK Lào Cai dưới dạng một luận văn thạc sĩ khoa
    học để đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp phát triển khu KTCK ở Lào Cai.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích của đề tài
    Phân tích thực trạng sự tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK ở Lào Cai, từ đó
    đề xuất và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTCK ở tỉnh Lào Cai.
    - Nhiệm vụ của đề tài
    + Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về KTCK: khái niệm và các mô hình
    khu KTCK, sự cần thiết, vai trò của khu KTCK, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành
    và phát triển khu KTCK
    + Phân tích, đánh giá thực trạng sự phát triển, tác động kinh tế - xã hội của khu
    KTCK Lào Cai.
    + Phân tích rõ triển vọng, phương hướng và giải pháp nhằm phát triển khu
    KTCK ở Lào Cai.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Thực trạng phát triển khu KTCK Lào Cai từ 2001 - 2005; tác động của khu
    KTCK Lào Cai đến kinh tế - xã hội của tỉnh.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác -
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ kinh tế
    đối ngoại, những chủ trương, chính sách, pháp luật về khu KTCK. Luận văn còn kế thừa
    có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, các bài viết đã được
    công bố có liên quan đến đề tài.
    - Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; phương pháp logic kết hợp với lịch sử để phân tích,
    đánh giá sự tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK Lào Cai. Ngoài ra, luận văn còn sử
    dụng các phương pháp khác như thống kê, khảo sát, tổng hợp, so sánh.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
    - Trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về khu KTCK.
    - Đưa ra những đặc thù của khu KTCK Lào Cai.
    - Đánh giá đúng thực trạng sự phát triển khu KTCK Lào Cai, sự tác động kinh tế
    - xã hội của khu KTCK Lào Cai.
    - Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban
    ngành của tỉnh tham khảo trong việc hoạch định các chính sách phát triển khu KTCK của
    tỉnh. Đồng thời, luận văn còn là tư liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên
    cứu, giảng dạy bộ môn Mác - Lênin.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
    văn gồm 3 chương, 7 tiết.
    Mục lục
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: cơ sở khoa học hình thành và phát triển khu kinh tế
    cửa khẩu lào cai
    7
    1.1. Những nhận thức chung về khu kinh tế cửa khẩu 7
    1.2. Sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát
    triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
    23
    1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc, một số địa phương ở nước ta trong
    việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Quan điểm, chính sách của
    Đảng và Nhà nước ta về khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai
    34
    Chương 2: Thực trạng phát triển và tác động kinh tế - xã hội của
    khu kinh tế cửa khẩu lào cai
    45
    2.1. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 45
    2.2. Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời
    sống kinh tế - xã hội của tỉnh
    56
    Chương 3: phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy
    sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu lào cai tác động
    đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời
    gian tới
    91
    3.1. Các quan điểm cơ bản và phương hướng phát triển khu kinh tế cửa
    khẩu Lào Cai
    91
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu 98
    Kết luận 121
    những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố 123
    Danh mục tài liệu tham khảo 124
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...