Tài liệu Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trung Quốc là nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Việt Nam, có nền kinh tế quy mô, tăng trưởng mạnh, đang thực thi chiến lược nhất thể hóa kinh tế khu vực mà Việt Nam được coi là cầu nối giữa các nước phương Nam với Trung Quốc, là cầu nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á. Do vậy, củng cố, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, phát huy vai tṛ cầu nối trước hết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc, tích cực khai thác thị trường Trung Quốc, đặc biệt là thị trường Tây Nam Trung Quốc, sẽ là hướng chiến lược kinh tế đối ngoại quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nhanh, ổn định lâu dài của Việt Nam. Trong đó đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Vân Nam cũng như với Quảng Tây có vai tṛ then chốt.
    Từ thời Hán Tần, miền Tây Nam Trung Quốc đă có con đường giao thông quốc tế qua Côn Minh để đi đến các nước phía Nam được gọi là Trục thân độc đạo- con đường tơ lụa ngày xưa. C̣n ngày nay, khi hai nước Việt - Trung bước vào thế kỷ XXI cùng nỗ lực cải cách mở cửa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu th́ cơ hội phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc vô cùng rộng lớn nhờ những nhân tố khách quan và chủ quan sau đây:
    Bước vào thế kỷ XXI mặc dù vẫn c̣n tiềm Èn nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, song ḥa b́nh và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo trong sự phát triển thế giới và khu vực; hơn nữa đây c̣n là thời kỳ mở đầu thời đại tri thức hóa kinh tế toàn cầu; toàn cầuhóa, khu vực hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Đây là xu thế phát triển khách quan đang cuốn hút mọi quốc gia vào quĩ đạo kinh tế toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cùng những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Là cơ hội lớn nếu quốc gia đang phát triển đó có năng lực cải cách, mở cửa, tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiệu quả, sẽ có nhiều khả năng tiến nhanh, đuổi kịp các nước tiên tiến. Là thách thức lớn nếu quốc gia đang phát triển đó không có năng lực cải cách, mở cửa, không tận dụng mọi lợi thế của nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải khỏi quĩ đạo phát triển của thế giới.
    Xu thế phát triển khách quan trên đă được chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đón bắt kịp thời, thông minh và sáng tạo. Cả hai nước đều nỗ lực cải cách mở cửa với cách đi thích hợp, từng bước hoàn thiện kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa (XHCN) phù hợp với thông lệ quốc tế, nên đă tạo nên sự phát triển ngoạn mục: dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm, đạt được những thành tựu tuyệt vời trong tiến tŕnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Cuối năm 2001 Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập kinh tế toàn cầu của Trung Quốc, tạo ra thế và lực của Trung Quốc trên trường quốc tế. Rất có thể cuối năm 2005 Việt Nam cũng sẽ gia nhập WTO, thể hiện tinh thần chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, tạo cơ sở thuận lợi hơn cho sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc.
    Sự kiện ảnh hưởng mạnh và trực tiếp hơn đến quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc là tháng 11/2002 Hiệp định thương mại hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc đă được kư kết, mở đường cho việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) mà Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc có vị trí vai tṛ cửa ngơ của ACFTA.
    Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, có nhiều tiềm năng về kinh tế, với nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy và khả năng phát triển đường hàng không, có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai được nối thông với Côn Minh - Trung Quốc.
    Lào Cai c̣n có ưu thề về tiềm năng khoáng sản (35 loại khoáng sản), 150 điểm mỏ và nổi tiếng là nơi nhiều tiềm năng phát triển du lịch với những danh lam thắng cảnh như Sa Pa, Bắc Hà. Tuy nhiên, Lào Cai vẫn là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế là nông, lâm - công nghiệp, xây dựng - thương mại, du lịch. Đến nay sau gần 10 năm thực hiện Quyết định 100/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) đă góp phần thúc đẩy mạnh mẽ qua hệ kinh tế - thương mại của Lào Cai với Vân Nam Trung Quốc, cơ sở hạ tầng của khu KTCK đă được nâng cấp với nhiều dự án. Việc h́nh thành và phát triển khu KTCK Lào Cai đă đẩy mạnh hơn nữa giao lưu kinh tế qua cửa khẩu giữa hai nước, qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa trong nước. Chúng ta cần nh́n nhận những tác động này không chỉ trong thời gian trước mắt mà về lâu dài, khu KTCK Lào Cai sẽ có mức phát triển nhanh hơn, trở thành vùng động lực kinh tế để kéo các vùng nghèo hơn cùng đi lên, cùng phát triển.
    Nhận thức đúng đắn vị trí, vai tṛ quan trọng của việc phát triển khu KTCK Lào Cai trong công cuộc đổi mới, cần làm rơ cơ sở lư luận, thực tiễn của việc phát triển kinh tế của cửa khẩu Lào Cai, qua đó chỉ rơ sự tác động của khu KTCK Lào Cai đối với đời sống kinh tế - xă hội của tỉnh, đồng thời đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển khu KTCK ở Lào Cai là vấn đề cấp thiết hiện nay. Do vậy, tác giả luận văn chọn vấn đề Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xă hội của tỉnh làm đề tài luận văn thạc sĩ, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của ḿnh cho sự phát triển kinh tế - xă hội của đất nước, của địa phương.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu đề tài
    Sau 14 năm mở cửa chính thức (1991) và 17 năm kể từ khi nhân dân hai bên biên giới tự phát mở đường thăm nhau (1988), mỗi nước đều thấy được tác động kinh tế - xă hội to lớn của sự kiện này. Hệ quả trực tiếp mà mở cửa đem lại là sự phát triển thương mại qua biên giới hai nước với tốc độ cao, đă thu hút sự chú ư của báo giới, các nhà quản lư, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, thậm chí có lúc người ta gọi là vùng biên nóng bỏng.
    Những năm gần đây, có nhiều tác giả nghiên cứu và viết bài xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như: Tác động kinh tế - xă hội của mở cửa biên giới của TS. Trịnh Tất Đạt, TS Vũ Tuấn Anh, TS Hoàng Công Hoàn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai - Hà Nội - Hải Pḥng của TS. Nguyễn Văn Lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005; Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung
    và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
    của
    TS. Phạm Văn Linh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Quá tŕnh mở cửa đối ngoại của Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa của Nguyễn Thế Tăng, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 1997; Chính sách ngoại giao ḥa b́nh độc lập tự chủ coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước Đông Nam Á của GS. Cổ Tiểu Tùng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(48), 2003; Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc và một số nhận xét về những điều kiện để phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước của ThS. Lê Tuấn Thanh, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (56), 2004 Song chưa có một đề tài nghiên cứu nào tŕnh bày một cách có hệ thống về sự tác động kinh tế - xă hội của khu KTCK Lào Cai dưới dạng một luận văn thạc sĩ khoa học để đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp phát triển khu KTCK ở Lào Cai.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    - Mục đích của đề tài
    Phân tích thực trạng sự tác động kinh tế - xă hội của khu KTCK ở Lào Cai, từ đó đề xuất và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTCK ở tỉnh Lào Cai.
    - Nhiệm vụ của đề tài
    + Hệ thống lại những vấn đề lư luận cơ bản về KTCK: khái niệm và các mô h́nh khu KTCK, sự cần thiết, vai tṛ của khu KTCK, các nhân tố ảnh hưởng đến sự h́nh thành và phát triển khu KTCK
    + Phân tích, đánh giá thực trạng sự phát triển, tác động kinh tế - xă hội của khu KTCK Lào Cai.
    + Phân tích rơ triển vọng, phương hướng và giải pháp nhằm phát triển khu KTCK ở Lào Cai.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Thực trạng phát triển khu KTCK Lào Cai từ 2001 - 2005; tác động của khu KTCK Lào Cai đến kinh tế - xă hội của tỉnh.
    4. Cơ sở lư luận và phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở những quan điểm lư luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điÓm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ kinh tế đối ngoại, những chủ trương, chính sách, pháp luật về khu KTCK. Luận văn c̣n kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công tŕnh khoa học, các bài viết đă được công bố có liên quan đến đề tài.
    - Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; phương pháp logic kết hợp với lịch sử để phân tích, đánh giá sự tác động kinh tế - xă hội của khu KTCK Lào Cai. Ngoài ra, luận văn c̣n sử dụng các phương pháp khác như thống kê, khảo sát, tổng hợp, so sánh.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
    - Tŕnh bày có hệ thống các vấn đề lư luận cơ bản về khu KTCK.
    - Đưa ra những đặc thù của khu KTCK Lào Cai.
    - Đánh giá đúng thực trạng sự phát triển khu KTCK Lào Cai, sự tác động kinh tế - xă hội của khu KTCK Lào Cai.
    - Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh tham khảo trong việc hoạch định các chính sách phát triển khu KTCK của tỉnh. Đồng thời, luận văn c̣n là tư liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Mác - Lênin.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.

    Chương 1
    CƠ SỞ KHOA HỌC H̀NH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
    KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LÀO CAI


    1.1. NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
    1.1.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu và các phạm trù liên quan
    Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây, khi quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đă có bước phát triển mới đ̣i hỏi phải có mô h́nh kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua cửa khẩu biên giới. Trong lịch sử, việc trao đổi hoạt động kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia có chung đường biên giới đă diễn ra từ rất lâu, song chủ yếu là các dạng thông thường như: xuất nhập khẩu (XNK) chính ngạch, tiểu ngạch, trao đổi, mua bán thông qua các chợ biên giới. Nhưng, mô h́nh kinh tế trong đó chúng ta chủ động áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả trao đổi kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia thông qua cửa khẩu biên giới c̣n rất hạn chế.
    Nước ta là một quốc gia có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với ba nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trong ba nước này th́ Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có nét tương đồng với nước ta về quá tŕnh phát triển kinh tế- xă hội. Trung Quốc lại là một thị trường với hơn 1,3 tỉ dân, tốc độ phát triển cao từ nhiều năm nay. Lào và Campuchia tuy là các quốc gia nhỏ có nhiều khó khăn về kinh tế nhưng cũng có vị trí hết sức quan trọng, nằm trong tiểu vùng Mê Kông (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thai Lan - cửa ngơ thông ra các nước trong khối ASEAN). Hiện nay, giữa các quốc gia tiểu vùng sông Mê Kông đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành lang Đông - Tây trên cơ sở ḍng chảy tự nhiên của sông Mê Kông. Tất cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt khi có mô h́nh kinh tế thích hợp, đặc biệt phải kể đến khu KTCK.
    Khái niệm khu KTCK được h́nh thành trên cơ sở hàng loạt các khái niệm có liên quan. Trước hết là khái niệm: Giao lưu kinh tế qua biên giới. Theo nghĩa hẹp, khái niệm này bao gồm các hoạt động trao đổi thương mại, trao dổi hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biên giới xác định, thường là những nơi có các cửa khẩu biên giới. Trên thực tế, những h́nh thức này có thể được thực hiện ở các dạng chợ biên giới, thậm chí ở các đường ṃn biên giới với một khối lượng hàng hóa và giá trị theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương. Với nhiều mức độ khác nhau, giao lưu kinh tế biên giới theo nghĩa hẹp là h́nh thức diễn ra phổ biến ở tất cả các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện ḥab́nh. Tuy nhiên, có một điều dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh tế - thương mại diễn ra khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới cả nước v́ nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: tŕnh độ phát triển kinh tế; điều kiện tự nhiên; vị trí địa lư; chính sách biên mậu; các tiềm năng, thế mạnh tại chỗ; sự ổn định về an ninh chính trị . V́ vậy, xuất hiện một nội dung rộng hơn, bao quát hơn trước tức giao lưu kinh tế qua biên giới là tất cả các hoạt động kinh tế - thương mại, đầu tư khoa học và công nghệ qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Nội dung của giao lưu kinh tế qua biên giới theo nghĩa rộng không chỉ đơn thuần là buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường, mà c̣n bao hàm cả các hoạt động về hợp tác khoa học - công nghệ, đầu tư lẫn nhau, hoạt động XNK, liên doanh phát triển kết cấu hạ tầng, du lịch qua biên giới . Chúng ta thấy rơ rằng, giao lưu kinh tế qua biên giới được phát triển từ h́nh thức trao đổi hàng hóađơn giản trở thành các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng. Kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan cho thấy, đây chính là một hướng phát triển quan trọng để thành lập các khu mậu dịch tự do biên giới, khu hợp tác kinh tế tiểu vùng, khu KTCK. Đây là những điều kiện chuẩn bị cho sự hội nhập, mở cửa với kinh tế khu vực và thế giới. Trong lịch sử, các h́nh thức kinh tế song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia có đường biên giới chung, hoặc giữa các quốc gia trong khu vực đă có nhiều h́nh thức liên kết thông thường, với những cấp độ khác nhau như: Khu vùc thương mại tự do; liên minh thuế quan; thị trường chung; liên minh kinh tế; liên minh tiền tệ. Bên cạnh đó, ở những vùng, địa phương có những điều kiện khác nhau đă xuất hiện nhiều h́nh thức, mô h́nh kinh tế cụ thể, bao gồm:
    + Các vùng tăng trưởng kinh tế, là h́nh thức hợp tác kinh tế giữa các vùng nằm kề nhau về địa lư của các nước láng giềng. thậm chí ở một số địa phương trong cùng một quốc gia, cho phép khai thác những thế mạnh và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chi phí. Hơn nữa, chúng c̣n cho phép tận dụng những ưu điểm, bổ sung lẫn nhau trong mỗi thành viên để đạt hiệu quả kinh tế với quy mô lớn.
    + Các thỏa thuận về thương mại miễn thuế giữa các quốc gia, thực hiện các quy định miễn trừ thuế quan cho một số loại hàng hóa được trao đổi giữa các nước thành viên, là cơ sở để phát triển tới h́nh thức liên kết kinh tế cao hơn, đó là liên minh thuế quan. H́nh thức này đă được phát triển ở một sè nước như Trung Quốc, Ên Độ, Nê Pan .
    + Các đặc khu kinh tế như khu công nghiệp, khu chế xuất . được áp dụng ở một số nước: Trung Quốc, các nước ASEAN trong vài thập kỷ gần đây.
    Tính đa dạng trong các loại h́nh và yếu tố quyết định cho sự lựa chọn một mô h́nh cụ thể phụ thuộc vào tŕnh độ phát triển kinh tế, những đỉu kiện cần và đủ để quyết định những loại h́nh phù hợp, có hiệu quả. Thông qua các h́nh thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh tế, căn cứ theo đặc điểm của một loại h́nh KTCK cho phép áp dụng những chính sách riêng trong một phạm vi không gian, thời gian xác định mà ở đó đă có giao lưu kinh tế biên giới phát triển sẽ h́nh thành khu KTCK.
    Qua những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: Khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế, chính sách phát triển riêng phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế - xă hội cao hơn, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
    Khái niệm về khu KTCK cho thấy có những điểm giống và khác so với các mô h́nh kinh tế: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao . Để rơ hơn về khu KTCK, chóng ta xem xét nó trong sù so sánh với các mô h́nh kinh tế khác:
    - Khu công nghiệp, là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lư xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính phủ hay địa phương, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
    - Khu chế xuất, là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu với hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, do Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
    - Khu công nghệ cao, là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lư xác định, được hưởng chế độ ưu tiên nhất định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
    Như vậy, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là ba loại h́nh của đặc khu kinh tế, chúng có những đặc điểm khác nhau xuất phát từ mục đích, đối tượng tham gia, mối liên kết của chúng đối với nền kinh tế. Khu công nghiệp thường được thành lập ở những vùng đ́nh trệ về kinh tế, nơi có nhiều người thất nghiệp, nhưng lại có sẵn ưu thế phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lư thuận lợi. Được nhận sự ưu tiên nhất định từ phía chính quyền địa phương và Chính phủ, có vai tṛ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Khu công nghiệp bao gồm những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài. So víi khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được xác định là khu công nghiệp nhưng tập trung những doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các hàng xuất khẩu, được sự ưu tiên đặc biệt của Chính phủ, có vai tṛ then chốt trong việc chuyển từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở. C̣n khu công nghệ cao, điểm khác biệt chính là ở mục đích phát triển công nghệ kỹ thuật cao, thu hút công nghệ nước ngoài, tiếp thu và chuyển giao công nghệ cao, nâng cao năng lực công nghệ trong nước [34, tr. 15].
    Những đặc điểm cơ bản của các loại h́nh kinh tế trên cho thấy, khu KTCK có điểm giống và khác cơ bản như sau:
    Những điểm giống nhau: Về tư cách pháp nhân, các mô h́nh kinh tế này đều được thành lập do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ; được hưởng một sè chế độ ưu đăi của Chính phủ và chính quyền địa phương; có một không gian kinh tế xác định. Các h́nh thức kinh tế này đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động của từng loại h́nh này đối với vùng hay kinh tế cả nước.
    Những điểm khác nhau: Điểm khác nhau dễ thấy giữa khu KTCK với các h́nh thức kinh tế nói trên là ở vị trí và điều kiện h́nh thành. Để thành lập được khu KTCK, điều kiện tiên quyết là phải gắn với vị trí cửa khẩu, là khu vực có hoặc không có dân cư sinh sống, có các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài. Mục đích thành lập khu KTCK nhằm ưu tiên phát triển thương mại, XNK, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó, quan trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ gồm có: Hoạt động XNK, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lăm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và các chi nhánh đại diện các công ty trong nước, nước ngoài, chợ cửa khẩu. Khác với khu chế xuất và khu công nghiệp, nguồn hàng hóa để trao đổi ở khu KTCK có thể là tại chỗ, có thể là từ nơi khác đưa đến. Các chính sách ưu tiên cũng khác nhau phù hợp với đặc thù của từng loại h́nh và địa phương nơi chúng được thành lập. Một vấn đề cần lưu ư là do đặc điểm riêng có, khu KTCK đặt lên hàng đầu là các hoạt động về thương mại, dịch vụ, gắn với cửa khẩu chịu tác động mạnh mẽ của khu vực kinh tế, chính sách biên mậu của các nước láng giềng có đường biên giới chung. Do vậy, nguồn hàng hóa tại chỗ và từ nơi khác (các vùng kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất) là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó. Mặt khác, hoạt động của khu KTCK c̣n liên quan nhiều đến thông lệ quốc tế, vấn đề chủ quyền, an ninh biên giới, các chính sách chung của hai nước thông qua cặp cửa khẩu và hệ thống các đường giao thông. Từ đó, một số nhà nghiên cứu Việt Nam đă đưa ra những mô h́nh cụ thể về khu KTCK, trên cơ sở đó tùy điều kiện từng vùng (địa phương) có thể áp dụng cho phù hợp.
    * Mô h́nh không gian: Là mô h́nh đ̣i hỏi được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như tôn trọng chủ quyền, lănh thổ, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa, các hiệp định và hiệp ước quốc tế; đảm bảo sự phối hợp tốt tất cả các yếu tố để các quốc gia có đường biên giới chung đều có lợi, đảm bảo về môi trường, sự phối hợp các nguồn lực khi triển khai; t́m kiếm các yếu tố tương đồng, các vị trí tạo ra khả năng phát triển đối xứng, Mặt khác, có mối liên hệ tốt trong nội địa dể bù đắp sự thiếu hụt về nguồn lực và trao đổi hàng hóa, cũng như tránh các vị trí bất lợi xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, nơi chứa chấp các hoạt động tội phạm. Trong mô h́nh không gian có một số loại h́nh cụ thể sau:
    - Mô h́nh đường thẳng: Đây là mô h́nh có ưu điểm là một mặt giảm sự tập trung cao về biên giới, một mặt có thể sử dụng kênh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở đường giao thông. V́ thế nó phải có các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc đường sông, kèm theo đó là các khu công nghiệp, đô thị, cảng biển ở mỗi bên với một cự ly hợp lư. Thông thường, mô h́nh này được lựa chọn ở những nơi có lối ṃn dân cư hai bên qua lại, do nhu cầu trao đổi tăng, giao thông phát triển trở thành cửa khẩu. Đây là mô h́nh cơ sở cho các mô h́nh khác (h́nh 1.1.a).
    - Mô h́nh có quạt giao nhau ở cán: Là mô h́nh dựa trên cơ sở hai bên đă có hàng loạt các đô thị, khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp có khoảng cách thích hợp với đường biên giới, khoảng cách này được h́nh thành tự nhiên hoặc do quy ước giữa hai bên, việc trao đổi hàng hóa tập trung về khu kinh tế theo đường giao thông gần nhất. Mô h́nh này có tính tập trung cao về thương mại, c̣n gọi là khu thương mại tự do (h́nh 1.1.b).
    - Mô h́nh quạt giao nhau ở cánh: Là mô h́nh được xây dựng dựa trên việc các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung, hànghóa ở hai bên trao đổi phân tán ở nhiều cặp chợ biên giới, thích hợp cho những nơi có địa h́nh bằng phẳng, đông dân cư (h́nh 1.1.c).
    - Mô h́nh lan tỏa: Mô h́nh lan tỏa được sử dụng thích hợp dựa trên
    cơ sở tập quán sinh hoạt của dân cư, phù hợp với các cặp chợ, thị trấn ven đường biên giới. Sử dụng mô h́nh này sẽ tận dụng được các yếu tố tự nhiên, các công tŕnh kết cấu hạ tầng sẵn có hoặc do hai bên cùng hợp tác xây dựng (h́nh 1.1.d).



    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 6][/TD]
    [TD=colspan: 6, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 3, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 2][/TD]
    [TD][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]H×nh 1.1.a: M« h×nh ®­êng th¼ng

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [TD=colspan: 4][/TD]
    [TD=colspan: 3][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]H×nh 1.1.c: M« h×nh qu¹t giao ë c¸nh

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 4, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 3][/TD]
    [TD=colspan: 3, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 2][/TD]
    [TD=colspan: 2][TABLE=width: 100%]
    [TR]
    [TD]H×nh 1.1.d: M« h×nh lan táa

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD=colspan: 13, align: left][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...