Luận Văn Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tácđộng của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xãhội của tỉnh

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhận thức và vận dụng mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong những năm trước đổi mới, nhiều nước XHCN trong đó có nước ta ở những mức độ nhất định đã mắc phải những lệch lạc, chủ quan duy ý chí. Đó là một trong những nguyên nhân đẩy nền kinh tế - xã hội của đất nước rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng.
    Nhận thức được những lệch lạc đó, trên cơ sở tổng kết thực tiễn đất nước và nghiên cứu, nắm vững thực chất khoa học quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn. Đường lối chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN là sự vận dụng sáng tạo quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong điều kiện nước ta hiện nay. Đường lối đó đã mở ra triển vọng vừa giải phóng được mọi năng lực sản xuất, kích thích kinh tế phát triển, vừa đảm bảo sự định hướng phát triển kinh tế theo mục tiêu chính trị mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
    Qua 15 năm thực hiện đường lối đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế phát triển, mục tiêu CNXH vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần phải lý giải, giải quyết. Thực tiễn cho thấy, quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ những khuyết tật có nguy cơ chệch hướng XHCN.
    Đối mặt với những nguy cơ này, trong cán bộ đảng viên cũng xuất hiện nhiều băn khoăn, trăn trở: liệu chúng ta có định hướng chính trị được sự phát triển nền kinh tế đó hay không? Liệu Nhà nước có quản lý, điều tiết được nền kinh tế đó theo quỹ đạo XHCN hay không?
    Hơn nữa, việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN là chưa có tiền lệ trong lịch sử. Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa phải tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra hình thức và bước đi thích hợp. Quá trình đó tất yếu phải có sự lãnh đạo của chính trị đóng vai trò "người cầm trịch" hướng vào mục tiêu CNXH. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị đặc biệt là tìm ra những giải pháp nâng cao vai trò của chính trị trong lãnh đạo, quản lý, điều tiết kinh tế để vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế vừa đảm bảo định hướng XHCN trong sự phát triển của nó vẫn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Đó là lý do tại sao tác giả luận văn chọn đề tài "Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay" là đề tài nghiên cứu của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau liên quan tới luận văn: Khổng Doãn Hợi, "Quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, 6/1993; Lê Hữu Nghĩa, "Vai trò của chính trị trong việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, 5/1996; Nguyễn Tiến Phồn, "Vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 3/1995; Nguyễn Trọng Chuẩn, "Mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách xã hội", Tạp chí Triết học, số 3/1996; Nguyễn Chí Mỳ, "Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần", Tạp chí Cộng sản, số 10/1997; .
    Ngoài ra, còn có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập đến các góc độ khác nhau của đề tài: "Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nội dung cơ bản và những điều kiện chủ yếu để thực hiện", Luận án tiến sĩ Khoa học triết học chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản khoa học, của Nguyễn Văn Oánh; Hà Nội 1994 "Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của kiến trúc thượng tầng chính trị đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ triết học của Huỳnh Thanh Minh, Hà Nội, 1997; "Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ Triết học của Nguyễn Văn Ninh, Hà Nội, năm 2001; "Vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ triết học của Lê Thị Hồng, Hà Nội, năm 2001.
    Mặc dù các công trình nghiên cứu đã đề cập đến khá nhiều khía cạnh khác nhau của đề tài, song việc nghiên cứu vấn đề "mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị với việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay" vẫn là vấn đề bức xúc.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của luận văn
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở phân tích thực chất quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình đổi mới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của chính trị trong việc đảm bảo định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Phân tích thực chất mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
     
Đang tải...