Tài liệu Tác động của sự phát triển đến tài nguyên và môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 4: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐẾN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


    I. Gia tăng dân số và các vấn đề về tài nguyên và môi trường

    1. Tác động của sự gia tăng dân số đến môi trường
    Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
    I = C.P.E.
    Trong đó: I (Intensity) = cường độ tác động đến môi trường
    P (Population) = yếu tố gia tăng dân số
    C (Consumption) = yếu tố liên quan mức tiêu thụ tài nguyên cho một đầu người
    E (Effects) = yếu tố liên quan hậu quả môi trường do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên
    VD: sau 20 năm, dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng 1,5 lần; tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần; cường độ tác động đến môi trường tăng lên 3,6 lần vì: I = 1,2.P[SUB]0[/SUB] x 1,5.C[SUB]0 [/SUB]x 2.E[SUB]0[/SUB] = 3,6I[SUB]0[/SUB]­

    Từ công thức trên chúng ta có thể thấy rằng ở các nước phát triển, ví dụ như nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, . do sự tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên lớn, do vậy sự gia tăng dân số ở các nước này có những tác động lớn đối với môi trường hơn bất kỳ các nước nào khác trên thế giới.
    Tác động môi trường của sự gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:
    - Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, . làm giảm mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với các nguồn tài nguyên tái tạo
    2. Quan hệ giữa dân số và tài nguyên
    - Dân số và tài nguyên đất đai: hằng năm trên thế giới có gần 70.000 km2 đất canh tác bị hoang mạc hóa do sự gia tăng dân số. Diện tích đất canh tác vì thế bị thu hẹp lại, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hóa đang đe dọa gần 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đến cuộc sống của ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn và không còn khả năng trồng trọt do tác động gián tiếp của con người. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, khoảng 130.000 ha đất bị lấy cho thủy lợi; 63.000 ha cho phát triển giao thông; 21.000 ha cho phát triển công nghiệp.

    - Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái, . Rừng nhiệt đới đang bị tàn phá với mức khoảng 15 triệu ha mỗi năm. Phần lớn ở vùng nhiệt đới khô, sự suy giảm diện tích rừng do việc chặt gỗ, thả gia súc hoặc trồng trọt làm kế sinh nhai. Rừng tàn phá khiến cho khoảng 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rữa trôi hằng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.
    Ở Việt Nam nghiên cứu cho thấy, cứ tăng dân số 1% dẫn đến 2,5% rừng bị mất đi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...