Tiến Sĩ Tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả hoàn thành công việc của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Vấn đề nghiên cứu 1
    Mục tiêu nghiên cứu. 7
    Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 9
    Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 13
    Kết cấu đề tài nghiên cứu. 14
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG
    ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA MỘT TỔ CHỨC . 16
    1.1 Lý thuyết nguồn tri thức (Knowledge based) . 16
    1.1.1 Khái niệm về tri thức . 16
    1.1.2 Lý thuyết nguồn tri thức (Knowledge Based) . 17
    1.1.3 Phân loại tri thức 19
    1.2 Quản trị tri thức (Knowledge Management) 23
    1.2.1 Khái niệm . 23
    1.2.2 Thành phần của quản trị tri thức 24
    1.2.3 Tầm quan trọng của quản trị tri thức . 26
    1.3 Lý thuyết môi trường đạo đức kinh doanh (Ethical Climate Theory) 28
    1.3.1 Khái niệm môi trường đạo đức 28
    1.3.2 Phân loại môi trường đạo đức 29
    1.3.3 Tầm quan trọng của môi trường đạo đức kinh doanh 33
    1.4 Khả năng chấp nhận rủi ro (Risk taking propensity) 35
    1.4.1 Khái niệm rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro . 35
    1.4.2 Phân loại khả năng chấp nhận rủi ro 36
    1.4.3 Tầm quan trọng của khả năng chấp nhận rủi ro . 37
    1.5 Kết quả hoàn thành công việc cá nhân . 38
    1.5.1 Khái niệm . 38
    1.5.2 Phân loại kết quả hoàn thành công việc của nhân viên . 39
    1.5.3 Tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả hoàn thành công việc của nhân
    viên 41
    1.6 Các yếu tố tác động đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên 42
    1.6.1 Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoàn thành công việc của nhân
    viên 42
    1.6.2 Tác động của môi trường đạo đức đến kết quả hoàn thành công việc của
    nhân viên. 44
    1.6.3 Tương quan giữa môi trường đạo đức với quản trị tri thức và kết quả hoàn
    thành công việc của nhân viên 47
    1.6.4 Tác động của môi trường đạo đức và khả năng chấp nhận rủi ro đến kết quả
    hoàn thành công việc của nhân viên. 49
    1.6.5 Nghiên cứu về yếu tố tác động đến kết quả hoàn thành công việc của nhân
    viên trong lĩnh vực ngân hàng 51
    CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TRI THỨC, MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC
    KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC CỦA NHÂN
    VIÊN Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 57
    2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực ở các NHTM Việt Nam 60
    2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam 60
    2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực 61
    2.2 Tri thức và quản trị tri thức . 65
    2.3 Môi trường đạo đức kinh doanh . 73
    2.4 Khả năng chấp nhận rủi ro 77
    2.5 Kết quả hoàn thành công việc của nhân viên Ngân hàng . 78
    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
    PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH 84
    3.1 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu 84
    3.1.1 Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoàn thành công việc của nhân
    viên. 84
    3.1.2 Tác động của môi trường đạo đức kinh doanh đến kết quả hoàn thành công
    việc của nhân viên . 85
    3.1.3 Tác động của môi trường đạo đức kinh doanh lên quản trị tri thức và kết quả
    hoàn thành công việc cá nhân . 87
    3.1.4 Tác động của môi trường đạo đức kinh doanh đến khả năng chấp nhận rủi
    ro và kết quả hoàn thành công việc của nhân viên. 88
    3.2 Phương pháp và quy trình nghiên cứu 90
    3.3 Xây dựng bộ biến đo lường các khái niệm nghiên cứu 92
    3.3.1 Bộ biến đo lường khái niệm quản trị tri thức . 92
    3.3.2 Biến đo lường khái niệm môi trường đạo đức kinh doanh 96
    3.3.3 Bộ biến đo lường khái niệm khả năng chấp nhận rủi ro 97
    3.3.4 Bộ biến đo lường khái niệm kết quả hoàn thành công việc của nhân viên 98
    CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 101
    4.1 Đánh giá sơ bộ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu 101
    4.1.1 Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo 101
    4.1.2 Đánh giá giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của bộ thang đo các khái niệm nghiên
    cứu 105
    4.2 Nghiên cứu chính thức 113
    4.2.1 Đối tượng nghiên cứu 113
    4.2.2 Quy mô mẫu . 114
    4.3 Đánh giá bộ thang đo 116
    4.4 Kiểm định bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA và hệ số tin cậy tổng hợp 119
    4.4.1 Tiêu chí kiểm định . 119
    4.4.2 Kết quả kiểm định CFA . 123
    4.5 Kiểm định mô hình . 129
    4.5.1 Kiểm định mô hình lý thuyết . 129
    4.5.2 Kiểm định giả thuyết 132
    4.5.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp Bootstrap 135
    4.6 Phân tích mô hình đa nhóm 136
    4.6.1 Phân tích sự khác biệt theo tính chất sở hữu của NHTM 139
    4.6.2 Phân tích sự khác biệt phân theo đơn vị công tác 141
    4.6.3 Phân tích sự khác biệt phân theo tính chất công việc 143
    4.6.4 Phân tích sự khác biệt phân theo kinh nghiệm làm việc 145
    CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN . 148
    5.1 Kết quả và đóng góp của nghiên cứu . 148
    5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu . 148
    5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu đối với khung lý thuyết 150
    5.1.3 Đóng góp về mặt thực tiễn của Nghiên cứu 154
    5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo . 156
    KẾT LUẬN CHUNG . 159
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 160
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Vấn đề nghiên cứu
    Đối với hầu hết các đơn vị kinh doanh, đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất và
    cung ứng dịch vụ là khác nhau. Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ,
    đầu vào và đầu ra đều là tiền. Ngân hàng đóng cả hai vai trò: người đi vay và người cho
    vay. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngân hàng phụ thuộc vào hai chữ: TÀI và TÂM. Chữ
    TÀI đề cập đến nền tảng vốn liếng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, quản trị, quảng bá, phát triển
    thị trường, quản trị tri thức. Chữ TÂM là thái độ cư xử với khách hàng, trách nhiệm xã
    hội, môi trường đạo đức kinh doanh. Sự hài hoà của hai yếu tố này góp phần quan trọng
    cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Những vấn đề hiện nổi bật liên quan đến tài
    và tâm trong thế kỷ 21 là quản trị tri thức (tài) và đạo đức kinh doanh (tâm).
    Nếu có TÀI mà thiếu TÂM thì Ngân hàng không những thiếu đi mối liên kết giữa các cá
    nhân, bộ phận trong nội bộ ngân hàng mà còn không có được hình ảnh tốt, niềm tin và
    mối quan hệ lâu dài với khách hàng (Icre và ctg, 2011; Jaseviciene, 2012). Hơn nữa, đạo
    đức kinh doanh ngân hàng được coi là hiệu quả phi tài chính nhưng lại quan trọng như
    hiệu quả tài chính (Icke và ctg, 2011). Bên cạnh đó, ngân hàng đóng chức năng điều phối
    vốn trong nền kinh tế, nó được ví như mạch máu vận hành dòng chảy tiền tệ. Khi một
    ngân hàng hoạt động không tuân thủ theo chuẩn mực đạo đức, hoặc trong một số trường
    hợp, kinh doanh thiếu minh bạch, ra quyết định không tốt do vi phạm đạo đức nghề
    nghiệp, sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chính Ngân hàng và còn
    ảnh hưởng đến cả hệ thống, thậm chí gây nên khủng hoảng tài chính toàn cầu
    (Jaseviciene, 2012).
    Có thể kể đến khủng hoảng tài chính toàn câu diễn ra gần đây (giai đoạn 2007-2009).
    Dòng xoáy khủng hoảng bắt đầu khơi ngòi từ tuyên bố phá sản của ngân hàng Lehman
    Brothers, bắt nguồn từ lòng tham và việc quản lý phát hiện vấn đề quá chậm trễ. Hàng
    loạt ngân hàng Mỹ sau đó đã phải chịu cái kết giống Lehman Brothers. Không chỉ dừng
    lại ở Mỹ, hệ thống ngân hàng và kinh tế toàn cầu phải gồng mình gánh chịu một cuộc
    khủng hoảng tài chính sau đó. Hay ở Việt Nam, vì có chữ TÀI mà thiếu chữ TÂM nên
    hàng loạt lãnh đạo của một số NHTM phải ra hầu toà. Đơn cử gần đây có trường hợp
    của ngân hàng ACB. Một số lãnh đạo cấp cao của ACB đã quản lý lỏng lẻo, sử dụng vốn
    huy động từ khách hàng không đúng mục đích, chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm sai



    nguyên tắc hoạt động của Ngân hàng. Hành động này đã không những làm thất thoát vốn
    của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân và các tổ
    chức khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Hay trường hợp xảy ra đối với NHTMCP
    Công Thương Việt Nam - Vietinbank, khi nhân viên quản lý lấy thông tin của khách hàng
    gửi tiền, lập khống bộ chứng từ và rút tiền gửi của khách hàng ra khỏi Ngân hàng sử
    dụng cho mục đích cá nhân. Hai ví dụ trên là những vụ việc lớn xảy ra gần đây, nhưng
    việc nhân viên tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chấp nhận cấp tín dụng cho những
    dự án quá rủi ro, không đủ điều kiện đã xảy ra rất nhiều ở các NHTM. Rất và rất nhiều
    vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của
    khách hàng. Tất cả những trường hợp nêu trên cho thấy ngân hàng, hệ thống ngân hàng
    và nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào nếu hoạt động kinh doanh Ngân hàng
    có TÀI nhưng thiếu TÂM.
    Nếu kinh doanh ngân hàng chỉ có TÂM mà thiếu đi chữ TÀI thì Ngân hàng khó lòng có
    thể cạnh tranh và đứng vững. Bởi, ngân hàng là ngành cung ứng sản phẩm, dịch vụ với
    công nghệ và chất xám cao. Hơn nữa, cho dù ngân hàng có chi nhánh, liên doanh hoặc
    đầu tư thành lập NH 100% vốn ở nước ngoài hay không thì hoạt động của Ngân hàng
    vẫn mang tính toàn cầu. Từ những sản phẩm truyền thống như huy động vốn hay cấp tín
    dụng, khách hàng của Ngân hàng có thể là pháp nhân, thể nhân trong nước cũng có thể
    là pháp nhân, thể nhân nước ngoài. Như vậy, quá trình huy động vốn hay cấp tín dụng
    của NH không chỉ gói gọn ở phạm vi một quốc gia mà còn trải rộng ra phạm vi quốc tế.
    Với dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, ngân hàng phải
    liên kết với hoạt động thanh toán chuyển tiền toàn cầu. Bản thân Ngân hàng và từng nhân
    viên của mình cần hiểu một cách tường minh về hệ thống quy chuẩn nghiệp vụ trên phạm
    vi quốc tế và nội địa để có thể cung ứng tốt sản phẩm cho đa dạng các đối tượng khách
    hàng khác nhau. Bên cạnh đó, từng nhân viên và Ngân hàng ngoài nắm chắc kiến thức
    cần có kinh nghiệm và kỹ năng mềm để giải quyết đúng nguyên tắc và khéo léo trong
    mọi tình huống nhằm tránh những rủi ro tổ chức, rủi ro vận hành và rủi ro thị trường. Như vậy cho dù ngân hàng có chữ TÂM nhưng nếu thiếu dữ liệu, thông tin và kiến thức
    (hay gọi chung là thiếu tri thức) thì ngân hàng sẽ tự đào thải ra khỏi vòng xoáy hoạt động
    của hệ thống.
    Cũng vì hai chữ TÀI và TÂM đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ
    của Ngân hàng, đến kết quả hoàn thành công việc của nhân viên làm việc ở các NHTM
    Việt Nam, đề tài này tập trung xác định tác động của yếu tố TÀI-QUẢN TRỊ TRI THỨC
    và yếu tố TÂM-MÔI TRƯỜNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH đến kết quả này.
    Đối với tri thức và quản trị tri thức (QTTT), trong suốt thập niên 1990, ở Việt Nam tri
    thức được coi chỉ là những kiến thức thu nhận được từ các chương trình học. Việc chia
    sẻ tri thức bên trong tổ chức gần như không được thực hiện bởi mỗi nhà quản lý đều cho
    rằng tri thức là cái riêng có của họ. Nó như một vật trang sức, bảo bối cho quyền lực của
    mình (Napier, 2005). Văn hoá chia sẻ tri thức ở Việt Nam trong thời kỳ này giống những
    gì đã xảy ra ở Cộng Hoà Liên Bang Nga giai đoạn 1990-2002, khi các nhà quản lý cho
    rằng sở hữu tri thức là tài sản và sức mạnh cá nhân (Michailova và cs, 2004).
    Nghiên cứu của Dong và ctg (2010) cho thấy, sau những năm 1990, các doanh nghiệp
    Việt Nam đã nhìn nhận được việc phát triển tri thức là chiến lược sinh lời của tổ chức.
    Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ở Việt Nam, tri thức được tạo ra chủ yếu là tri thức cá
    nhân. Cá nhân thu nhận tri thức từ tổ chức chứ chưa có chiều ngược lại. Hay nói cách
    khác tổ chức hoặc chưa hoặc không thu nhận tri thức từ các cá nhân (Dong và ctg, 2010).
    Quản trị tri thức bao gồm cơ sở hạ tầng tri thức và quản trị tri thức (Gold và ctg, 2001).
    Trong đó cơ sở hạ tầng tri thức bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ, cấu trúc, văn hoá tri
    thức. Quá trình quản trị tri thức bao gồm: thu nhận tri thức, chuyển giao tri thức, ứng
    dụng và bảo vệ-gìn giữ tri thức (Gold và ctg, 2001). Như vậy, quản trị tri thức ở các
    doanh nghiệp Việt Nam trước năm 1990 chỉ đang chú trọng vào cơ sở hạ tầng tri thức.
    Vào những năm 1990, các doanh nghiệp ở Vi ệt Nam chú trọng thêm phần thu nhận tri
    thức nhưng chỉ dừng lại ở việc cá nhân thu nhận tri thức từ tổ chức.
     
Đang tải...