Tiến Sĩ Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
    Mã số: 62.34.02.01
    Nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Tuấn
    Người hướng dân: GS.TS. Cao Cự Bội

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Luận án đã xác định được quản lý tài chính trong giáo dục đại học không tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học mà tác động đến chất lượng giáo dục đại học thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo). Đồng thời luận án xây dựng được hai phương thức đánh giá chất lượng giáo dục đại học là dựa trên chỉ số cải tiến chất lượng (tỷ lệ sinh viên tăng ở mức khá, giỏi và giảm ở mức trung bình, yếu qua từng năm; tỷ lệ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo cao hơn; đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo) và chỉ số năng lực, phẩm chất đạo đức của sinh viên.

    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

    Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính và chất lượng giáo dục tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trên hai giác độ: mức đầu tư tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo dục đại học, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng ở các trường đại học như:

    (i) nguồn tài chính của các trường đại học có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh;
    (ii) cơ cấu sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục không đồng đều;
    (iii) các đơn vị chủ quản chưa có những cơ chế tài chính đặc thù cho các trường đại học.

    Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án đề xuất một số giải pháp như:




    (1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình theo hướng cho phép các thành viên bên ngoài am hiểu về quản lý tài chính tham gia tập thể lãnh đạo trường.
    (2) Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn.
    (3) Ban hành văn bản phân cấp quản lý thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trên nguyên tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư cho các trường đại học.
    (4) Cho phép các trường được vay vốn ngân hàng thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian.
    (5) Xây dựng cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các trường đại học.
    (6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đại học.
     
Đang tải...