Tác động của quản lý hành chính công đến quản lý nhà nước về giáo dục ở một số nước

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013-01
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thế Thắng
    Các thành viên tham gia: TS. Hồ Thanh Bình
                                                  CN. Võ Thùy Linh
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2013/ tháng 9 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Theo quan điểm hệ thống, quản lý nhà nước về giáo dục cũng có tính hệ thống như các hoạt động quản lý khác của nhà nước. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về giáo dục có những khác biệt khi các hoạt động - hành vi liên quan đến giáo dục và vận hành giáo dục mang tính đặc thù, ví dụ sản phẩm giáo dục là nhân cách người học. Hơn nữa, mỗi quốc gia lại có những đặc trưng kinh tế - xã hội và các yếu tố khác chi phối hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục.

    Trong bối cảnh mới, nền kinh tế nước ta cần một hệ thống giáo dục hiện đại, mô hình quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp có thể tạo điều kiện và cơ hội, nhu cầu học tập cho mọi người dân, đồng thời nhằm tạo ra sự hội nhập của giáo dục nước ta với giáo dục các nước trong khu vực và thế giới trong tương lai gần. Hiện nay, khi cùng tồn tại hệ thống giáo dục tại Việt Nam là hệ thống giáo dục công lập đang thay đổi nhanh chóng; xuất hiện ngày càng nhiều các cơ sở/loại hình giáo dục tư nhân, doanh nghiệp giáo dục cả trong nước và quốc tế; nhiều lựa chọn hơn nhưng cũng có nhiều rủi ro hơn cho người học tất cả phụ thuộc chủ yếu vào quản lý nhà nước về giáo dục.

    Quan trọng hơn, giáo dục cũng là một lĩnh vực dịch vụ, do đó nó chịu sự chi phối của những thay đổi trong quản lý công hiện nay từ các mối quan hệ quốc tế của đất nước cũng như đòi hỏi của dịch vụ công của giáo dục trong nước. Hơn nữa, để xác định rõ hơn những ảnh hưởng của quản lý công với giáo dục làm cơ sở cho những thay đổi về quản lý nhà nước đối với giáo dục trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do vậy, để chỉ ra những ảnh hưởng với nội dung cụ thể là gì? Kinh nghiệm quốc tế về mối quan hệ giữa hành chính công và giáo dục như thế nào mà Việt Nam cần tiếp biến? . Cho nên đây là vấn đề cần được nghiên cứu để góp phần đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và vận hành cơ chế thị trường theo định hướng của Nhà nước.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu nhằm chỉ ra những tác động của quản lý hành chính công tới quản lý nhà nước về giáo dục ở các quốc gia, rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về giáo dục.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Hệ thống khái niệm và các thuật ngữ liên quan
    - Tác động của quản lý hành chính công đến quản lý nhà nước về giáo dục
    - Tác động của hành chính công tới quản lý nhà nước về giáo dục ở một số quốc gia
    - So sánh và nhận xét.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Ảnh hưởng của quản lý công mới đối với giáo dục ở một số quốc gia, tập trung vào giáo dục đại học.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lý luận và nghiên cứu so sánh.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Quản lý công và quản lý công mới

    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.2. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan

    Chương 2. Tác động của quản lý công mới đến quản lý nhà nước về giáo dục đại học ở một số nước

    2.1. Các quốc gia châu Âu
    2.2. Các quốc gia châu Á

    Chương 3. So sánh

    3.1. Những điểm tương đồng
    3.2. Những khác biệt

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Giáo dục là một lĩnh vực dịch vụ cả công và tư, do vậy bị chi phối của hoạt động quản lý công ở bất kỳ quốc gia nào, điều này làm cho những thay đổi của quản lý công tất yếu dẫn đến thay đổi quản lý giáo dục ở cả cấp độ quản lý nhà nước và các cấp nhỏ hơn của hệ thống.

    Quản lý công mới bắt nguồn từ yêu cầu cần một hệ thống dịch vụ công tốt hơn ở các quốc gia. Đối với giáo dục, quản lý công mới làm thay đổi hệ thống này theo xu hướng hướng dịch vụ, điều này thể hiện qua các khía cạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền, trách nhiệm giải trình, . và chịu tác động theo các cơ chế vận hành của thị trường.

    Kinh nghiệm các quốc gia cho thấy, giáo dục đại học chịu sự tác động nhiều nhất của quản lý công, một mặt do yêu cầu xã hội đối với khu vực đào tạo này phải cung cấp nguồn nhân lực cho những thách thức kinh tế - xã hội mới ở các nước, mặt khác dù không phải là lĩnh vực chủ chốt của khu vực công khi quản lý công thay đổi nhưng giáo dục đại học phải thay đổi để hiệu quả hơn về mặt hành chính, tài chính và vai trò của nó đối với phát triển xã hội.

    Dù chưa thành hệ thống áp dụng với hệ thống lý luận của quản lý công mới, nhưng những tác động này đã xuất hiện ở Việt Nam cả trong chính sách và thực tiễn, chủ yếu trong hệ thống giáo dục đại học.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Với kết quả nghiên so sánh của tác động quản lý hành chính công đến quản lý nhà nước về giáo dục ở một số quốc gia châu Âu và châu Á, đề tài đã khuyến nghị:

    Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    - Cần sử dụng thuật ngữ quản lý công về giáo dục phổ biến hơn trong hệ thống các văn bản chính sách. Một mặt, quản lý nhà nước về giáo dục thực chất là quản lý công về giáo dục, mặt khác đây là khái niệm phổ biến ở các nước trên thế giới (public management in education) khi đề cập đến chính sách của nhà nước/chính phủ đối với giáo dục.
    - Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng các chương trình, đề án cải cách quản lý công trong lĩnh vực giáo dục trong bối cảnh hội nhập của đất nước, trong đó đặc biệt ưu tiên thực hiện trước với hệ thống giáo dục đại học và các loại hình cơ sở đào tạo mang tính thị trường phù hợp với qui định pháp luật.
    - Rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo: 1/ Thay đổi giáo dục đào tạo Việt Nam theo những quan điểm của quản lý công mới, như tự chủ chịu trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình, 2/ Xây dựng qui trình và lộ trình chuyển đổi hệ thống giáo dục theo hướng quản lý công mới nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo.
    - Với giáo dục đại học, xây dựng lộ trình hội nhập hệ thống giáo dục này với thế giới theo các quan điểm của quản lý công mới, trong đó tập trung nâng cao cạnh tranh về nguồn lực, chất lượng nghiên cứu và giảng dạy, hạn chế dần và tiến loại không hỗ trợ tài chính từ ngân sách, cung cấp các ưu tiên ngân sách cho những ngành có thể mạnh hoặc yêu cầu đặc thù của quốc gia.

    Với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam:

    - Cần có những nghiên cứu hệ thống hóa về lý luận quản lý công mới và những tác động đã có trong hệ thống chính sách đang thực hiện ở hệ thống giáo dục Việt Nam, làm căn cứ để lựa chọn những khía cạnh phù hợp hoặc Việt Nam có lợi thế để áp dụng, hoặc tốt nhất là áp dụng một cách hệ thống những yêu cầu QLCM với giáo dục – đào tạo ở Việt Nam, điều này cần tiến hành nghiên cứu nền tảng.
    - Căn cứ các nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý công mới đối với giáo dục – đào tạo, nghiên cứu, đề xuất những thay đổi cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục theo xu hướng quản lý công mới đối với giáo dục ở các nước trên thế giới.
    - Phối hợp với các trường để tăng cường nghiên cứu thực trạng và khả năng vận dụng các quan điểm quản lý công mới và tác động của hệ thống lý luận này đối với giáo dục ở các cấp học.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...