Chuyên Đề Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam

    1.1 Hội nhập Quốc tế
    1.1.1 Gia nhập WTO
    Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

    Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả của vòng đàm phán Uruguay kéo dài trong suốt 8 năm ( 1986 – 1994 ). Sự ra đời của tổ chức này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới. Nó kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT ) năm 1947. Nhưng nó mở rộng các lĩnh vực thương mại về nông nghiệp, hàng dệt may, dịch vụ, đầu tư sở hữu trí tuệ mà GATT chưa đề cập đến. Sự ra đời của WTO tạo nên một cơ chế pháp lý tương đối hoàn chỉnh, điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hóa toàn cầu. WTO là một tổ chức liên chính phủ hoạt động độc lập với tổ chức Liên hiệp quốc ( UN ). Cơ quan cao nhất củaWTO là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại của tất cả các thành viên, thường hai năm họp một lần.

    Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995 và chính thức gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006.
    Việc tiếp cận khu vực ngân hàng là do các quy định của GATS trong phụ lục về dịch vụ tài chính. Các lĩnh vực cam kết là: tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia.

    Nguyên tắc của WTO về tối huệ quốc ( MFN ) đòi hỏi tất cả các thành viên phải được đối xử như nhau. Điều này khiến cho các cam kết trong USVNBTA trở thành mức tối thiểu của GATS. Các trường hợp ngoại lệ về nguyên tắc tối huệ quốc vẫn được chấp nhận, nhưng thông thường đối xử theo MFN cần phải áp dụng vào một thời gian được xác định trong tương lai.

    1.1.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

    Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được đại diện của hai Chính phủ ký ngày 13-7-2000, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28-11-2001, và có hiệu lực vào ngày 10-12-2001. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đề cập chủ yếu tại Chương III: Thương mại dịch vụ ( cam kết chung ). Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính ngân hàng được thể hiện tại phụ lục F và G. Theo hiệp định, sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và hầu hết các hạn chế về hoạt động sẽ được bãi bỏ . Với trình độ công nghệ thông tin và truyền thống hoạt động có uy tín trên toàn thế giới sẽ cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.

    Đối với dịch vụ ngân hàng:. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do như sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

    1.1.3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...