Luận Văn Tác động của phát triển kinh tế thuỷ sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong giai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Là một quốc gia ven biển, với bờ biển dài trên 3260 km và các
    vùng biển, thềm lục địa rộng gấp hơn ba lần diện tích đất liền, Việt
    Nam có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế
    biển và kinh tế thuỷ sản (KTTS) gắn với môi trường biển. Biển nước
    ta chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú, với hơn 11.000 loài sinh
    vật biển đã phát hiện, cho trữ lượng khai thác hàng năm khoảng 2,3
    triệu tấn hải sản; cộng với các điều kiện thuỷ văn rất thuận lợi cho
    việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, tạo nên những thế
    mạnh tiềm tàng cho phép thuỷ sản trở thành một trong những mũi
    nhọn kinh tế của đất nước. Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm
    2020, thuỷ sản được xác định là một trong bốn lĩnh vực quan trọng
    hàng đầu của kinh tế biển nước ta; đồng thời, vấn đề “phát triển kinh tế
    phải gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với biển,
    đảo và vùng trời của Tổ quốc” cũng được khẳng định. Theo đó, việc
    phát triển KTTS vùng biển trên phạm vi cả nước, cũng như ở Khánh
    Hoà phải luôn quán triệt đầy đủ tinh thần đó.
    Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí chiến
    lược cả về kinh tế và quốc phòng-an ninh (QP-AN); có điều kiện tự
    nhiên thuận lợi cho phát triển KTTS tại các vùng biển. Bên cạnh đó,
    các vùng biển, đảo do Khánh Hoà quản lý, đặc biệt là khu vực huyện
    đảo Trường Sa, hiện đang chứa đựng nhiều diễn biến phức tạp, khó
    lường, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và an
    ninh quốc gia trên biển. Những năm qua, tuy KTTS của Khánh Hoà đã
    có sự phát triển đáng kể; song nhìn chung, các nguồn lực KTTS chưa
    được khai thác một cách khoa học và có hiệu quả. Đóng góp của KTTS
    đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố QP-AN trên địa
    bàn tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Việc xây dựng thế trận
    quốc phòng toàn dân trên biển, thực hiện kế hoạch kết hợp giữa phát
    triển KTTS với xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh còn lúng
    túng. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự bất
    cập về lý luận và các giải pháp phù hợp với sự vận động mới của tình
    hình kinh tế-xã hội, QP-AN; đồng thời, việc đánh giá những tác động
    2
    của phát triển KTTS đến xây dựng KVPT tỉnh trong điều kiện mới
    cũng chưa đầy đủ. Tình hình mới về kinh tế-xã hội, QP-AN và nhất là
    để quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4
    (khoá X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” ở Khánh Hoà
    đã và đang đặt ra những đòi hỏi khách quan phải nghiên cứu về vấn đề
    này một cách cơ bản hơn, nhằm vừa thúc đẩy phát triển KTTS, vừa phát
    huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó đến xây
    dựng KVPT tỉnh. Vì vậy, vấn đề: “Tác động của phát triển kinh tế
    thuỷ sản ở Khánh Hoà đến xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trong
    giai đoạn hiện nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...