Tiến Sĩ Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10
    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 23
    1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở các tỉnh biên giới phía Bắc 23
    1.2. Bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 40
    1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm Trung Quốc về khai thác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và tác động đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia 67
    Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 79
    2.1. Khảo sát thực trạng tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua 79
    2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 117
    Chương 3 CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẾN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, AN NINH BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC TRONG THỜI GIAN TỚI 129
    3.1. Các quan điểm cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 129
    3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc 137
    KẾT LUẬN 162
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
    PHỤ LỤC 172

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
    01 Bộ đội biên phòng BĐBP
    02 Các tỉnh biên giới phía Bắc CTBGPB
    03 Chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia CQANBGQG
    04 Chủ nghĩa tư bản CNTB
    05 Chủ nghĩa xã hội CNXH
    06 Cộng sản chủ nghĩa CSCN
    07 Quốc phòng - an ninh QP-AN
    08 Kinh tế thị trường KTTT
    09 Kinh tế - xã hội KT-XH
    10 Khu vực biên giới KVBG
    11 Nhà xuất bản Nxb
    12 Xã hội chủ nghĩa XHCN




    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Tác động của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia ở các tỉnh biên giới phía Bắc” là công trình nghiên cứu độc lập, chứa đựng tâm huyết của tác giả, trên cơ sở vận dụng hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lực lượng vũ trang CTBGBP và một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển KT-XH, bảo vệ CQANBGQG. Đồng thời, đề tài còn dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động phát triển KT-XH, công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB và kế thừa một số đề tài khác của tác giả.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước trong gần ba thập kỷ qua, do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đã làm thay đổi toàn diện đời sống - xã hội, rõ nét và nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế. Điều đó được thể hiện bằng việc, chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ và căn bản từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN; đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH; đời sống nhân dân được cải thiện và ngày một nâng cao; QP-AN được tăng cường; quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế được mở rộng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta còn ở giai đoạn đầu, chưa thực sự phát triển một cách đầy đủ. Do vậy, còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đi ngược lại với sự định hướng trong chiến lược phát triển KT-XH cũng như xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay.
    Các tỉnh biên giới phía Bắc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Tuy nhiên, đây lại là nơi có điều kiện về phát triển KT-XH thấp hơn so với các khu vực khác của nước ta. Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN của đất nước, CTBGPB, nhất là nơi có các cửa khẩu, đã và đang phát triển khá mạnh mẽ với sự gia tăng về số, chất lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hoạt động trao đổi kinh tế - thương mại, đầu tư thu hút ngày càng nhiều lực lượng, phương tiện, hàng hóa của nước ta và quốc gia láng giềng; kết cấu hạ tầng KT-XH, các khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư, cải thiện, Điều đó, một mặt, tạo điều kiện để CTBGPB tiếp tục phát triển KT-XH và huy động các nguồn lực tăng cường củng cố QP-AN; mặt khác, trong cơ chế kinh tế mới, đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG như: sự chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế; xu hướng phân hóa giàu nghèo; sự gia tăng của các hoạt động của tội phạm - nhất là tội phạm kinh tế, các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm quy chế và luật pháp biên giới; tác động xấu về môi trường, sinh thái; những bất cập về công tác quản lý KT-XH v.v, .
    Phát triển KT-XH và củng cố QP-AN là hai nhiệm vụ cơ bản trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Giữa hai nhiệm vụ này luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, làm tiền đề và chi phối lẫn nhau. Bảo vệ CQANBGQG là hoạt động cụ thể của lĩnh vực QP-AN, trước những thay đổi của đời sống KT-XH trong nước, đặc biệt là quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN ở CTBGPB đã chịu sự tác động mạnh mẽ. Thực tiễn cho thấy, để có môi trường chính trị - xã hội ổn định, tạo điều kiện cho nền KTTT định hướng XHCN ở CTBGPB tiếp tục phát triển, thì công tác bảo vệ CQANBGQG đối với khu vực này là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Ngược lại, quá trình phát triển của KTTT định hướng XHCN cũng đã tác động mạnh mẽ đến nhiệm vụ bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu nội dung và sự tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    * Mục đích:
    Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
    - Đánh giá đúng thực trạng tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB trong thời gian qua.
    - Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng:
    Nghiên cứu nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
    * Phạm vi:
    - Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi KVBG ở CTBGPB, bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên.
    - Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2005 trở lại đây.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận:
    Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự, Học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh và quân đội; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy Đảng, lực lượng vũ trang; các báo cáo tổng kết công tác của các lực lượng, cơ quan, ban, ngành liên quan ở CTBGPB và một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển KT-XH, bảo vệ CQANBGQG.
    * Cơ sở thực tiễn:
    Nghiên cứu của luận án dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt động phát triển KT-XH, công tác bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB và kế thừa số liệu từ một số công trình khoa học khác của tác giả.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Luận án sử dụng phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin như: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo sát, điều tra, tư vấn chuyên gia và một số phương pháp khác đang được sử dụng trong các khoa học kinh tế.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Phân tích nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB, trên cơ sở tư duy mới về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
    - Đề xuất những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu, có tính khả thi để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực tác động của KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    * Ý nghĩa lý luận:
    - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nội dung và tác động của phát triển KTTT định hướng XHCN đến bảo vệ CQANBGQG nói chung, ở CTBGPB nói riêng.
    - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu các môn học Kinh tế chính trị, Kinh tế quân sự, Quản lý kinh tế ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội.
    * Ý nghĩa thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ CQANBGQG ở CTBGPB nước ta.
    8. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (7 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...