Báo Cáo Tác động của phát triển du lịch tới các dân tộc thiểu số và những Giải pháp để phát triển du lịch bề

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời giới thiệu
    Hoà nhịp với công cuộc đổi mới đất nước, những năm vừa qua Du lịch Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho thu nhập quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có bốn di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, chúng ta có tới 54 dân tộc anh em với 54 nền văn hoá dân tộc đậm đà bản sắc và đó chính là nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú để chúng ta đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch. Nhưng đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch là những tác động của nó tới mọi mặt của xã hội và tới thiên nhiên, trong đó có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
    Sa Pa là một điểm du lịch nổi tiếng của miền Bắc với cảnh thiên nhiên tươi đẹp và nền văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số ở đây. Trong những năm gần đây, du lịch Sa Pa cũng như du lịch cả nước có sự phát triển “bùng nổ” và đi kèm với sự phát triển đó là những tác đông cả tích cực lẫn tiêu cực lên cộng đồng các dân tộc ở đây . Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và tác động của nó lên cộng đồng các dân tộc ở đây là hết sức cần thiết.
    Kết cấu đề án như sau:
    Lời nói đầu
    Chương I: Khái quát về SaPa
    Chương II: Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa và tác động của sự phát triển du lịch tới đời sống của các dân tộc thiểu số
    ChươngIII: Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở SaPa
    Kết luận
    Do trình độ còn hạn chế nên bài viết có thể còn có nhiều sai sót. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Minh Hoà đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này .













    Chương I
    Khái quát về SaPa
    1. Một vài nét chung về Sapa

    Sapa là huyện miền núi với 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người H'mông (53%), Dao(24%) và người Kinh (13,7%), sau đó là người Tày(5,7%), Giáy(1,5%) và người Xá Phó (1,2%) và các dân tộc khác có số lượng không đáng kể. Sapa có nền kinh tế phát triển thấp với cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào công lâm nghiệp. Đất canh tác chỉ chiếm 4,4% tổng diện tích đất đai của huyện, trong đó 45% là đất trồng lúa nước và 39 % là lúa nương mà chủ yếu là nương ngô. Do khí hậu về mùa đông khắc nghiệt, lạnh nên lương thực chủ yếu chỉ trồng được một vụ, do vậy lương thực bình quân chỉ cung cấp đủ 6-10 tháng cho các hộ nông dân ở đây. Những tháng còn lại họ phải dựa chủ yếu vào các sản phẩm rừng như gỗ, nấm, măng, các loại cây dược liệu, thịt thú rừng .Chính vì vậy, tài nguyên rừng ở Sapa bị giảm sút rất nhanh chóng. Hiện nay do chính sách đóng cửa rừng của nhà nước, do các sản phẩm rừng đã bị cạn kiệt một cách đáng kể cộng thêm việc cấm trồng và buôn bán thuốc phiện, đời sống của nười nông dân Sapa gặp rất nhiều khó khăn.
    Nhà nước và chính quyền địa phương đã cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập . Nhiều dự án đầu tư của các chương trình định canh định cư, chương trình trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, chương trình khuyến nông của nhà nước cũng như của một số tổ chức phi chính phủ khác hay các tổ chức quốc tế đã và đang được thực hiện ở nhiều địa phương trong huyện.
    Bên cạnh việc phát triển trồng trọt một số loại cây như khoai tây, rau xanh, đào, mận . và chăn nuôi, việc trồng thảo quả là một trong những nguồn thu nhập đáng kể trong nhiều gia đình, đặc biệt là người H'mông (Ví dụ ở xã San Sả Hồ có gần 90% số hộ, xã Lao Chải 30% và ở xã Tả Van là 21% gia đình người H'mông trồng thảo quả).
    Theo thống kê của chính quyền các xã được nghiên cứu thì trung bình 40-60% các hộ thuộc diện đói nghèo trong đó người H'mông là nhiều nhất. Bởi vậy công việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người dân Sapa có thêm các nguồn thu nhập mới là vô cùng quan trọng và bức xúc, nó không chỉ góp phần xoá đói giảm nghèo mà còn góp phần giảm áp lực với tài nguyên rừng nhằm bảo vệ và khôi phục vốn rừng quý hiếm. Trong bối cảnh đó, việc phát triển du lịch ở Sapa trong những năm gần đây có tầm quan trọng đặc biệt.

    [​IMG]
     
Đang tải...