Thạc Sĩ Tác động của nợ xấu ngân hàng tới thị trường bất động sản 2012 và đề xuất hướng giải quyết

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mục lục .2
    I. Khái quát chung về nợ xấu ngân hàng .2
    II. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và tình hình bất động sản 2012 . 3
    1. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng .3
    2. Thực trạng bất động sản 10
    III. Mối quan hệ giữa nợ xấu ngân hàng và bất động sản 15
    III. Giải pháp .17I. Khái quát chung về nợ xấu
    - Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu phát sinh khi người đi vay sử dụng nguồn
    vốn không có hiệu quả dẫn đến việc khó có khả năng thanh toán khoản nợ cho
    ngân hàng.
    - Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại
    nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
    hàng của tổ chức tín dụng” quy định "Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các
    nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên
    tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
    - Trong đó
     Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
    + Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
    + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo
    thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
    + Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
    trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
     Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu
    hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là
    có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
     Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
    + Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
    + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến
    dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
    + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
     Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao
     Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
    + Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
    + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
    theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
    + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
    trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
    quá hạn hoặc đã quá hạn.
     Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu
    hồi, mất vốn.
    Định nghĩa này được dựa theo tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) và đang
    được sử dụng để tính toán nợ xấu ngân hàng hiện nay.
    - Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “Về cơ
    bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày;
    hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc
    chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày
    nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán
    đầy đủ”.
    Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn
    trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS
    đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới. Và khi khách hàng bị nợ xấu
    từ nhóm 3 trở lên sẽ rất khó được ngân hàng duyệt vay lại ít nhất là 5 năm.
    - Trong thông tư này, NHNN cũng đưa ra tỉ lệ trích lập dự phòng cho các
    nhóm nợ xấu: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại
    Khoản 1 Điều này như sau:
     Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
     Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
     Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
    - Trích lập dự phòng khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
    thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ
    theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí
    hoạt động của tổ chức tín dụng.
    - Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng:
    Ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là Nhận gửi và Cho vay tạo thành một
    dòng lưu chuyển tiền tệ khép kín. Nợ xấu là cục máu đông của nền kinh tế, ngăn
    cản dòng lưu thông tiền tệ. Ngân hàng phải lấy vốn để bù đắp các khoản nợ khó
    đòi, đến một lúc nào đó sẽ không còn khả năng trả tiền cho người gửi tiền. Mặt
    khác, ngân hàng hoạt động trên niềm tin của khách hàng, với tâm lý đám đông hiện
    nay, chỉ một thông tin về khả năng thanh toán của ngân hàng có thể dẫn tới làn sóng đổ xo đi rút tiền của người dân, khiến ngân hàng có thể lâm vào tình trạng
    phá sản vì không kịp huy động lượng vốn lớn trong thời gian ngắn.
    II. Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và tình hình bất
    động sản 2012
    1. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng
    Nợ xấu bắt ở Việt Nam bắt đầu được tích tụ từ năm 2008, khi khủng hoảng
    bắt đầu nhen nhóm, tình hình kinh tế xấu đi và có chiều hướng gia tăng trong
    những năm gần đây. Theo số liệu công bố của NHNN ngày 12/7/2012, nợ xấu năm
    2009 khoảng 45 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2,5% tổng dư nợ; năm 2010 khoảng 38
    nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,1%; năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,2%.
    Trong khi đó, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm cuối tháng
    10/2012 chiếm vào khoảng 8,6%, dư nợ 202 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu có xu hướng
    gia tăng và trở thành điểm nhức nhối của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
     
Đang tải...