Chuyên Đề tác động của mô hình kinh doanh đến rủi ro của ngân hàng ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu . . 1
    1. SỰ THAY ĐỔI TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
    MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM . 4
    2. RỦI RO NGÂN HÀNG VÀ MÔ HÌNH KINH DOANH: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT . 10
    2.1. Cấu trúc về vốn . 12
    2.2. Cấu trúc tài sản . 13
    2.3. Cấu trúc tài trợ . 14
    2.4. Cấu trúc thu nhập . 17
    2.5. Các biến kiểm soát . 18
    3. MÔ HÌNH VÀ SỐ LIỆU . 19
    3.1. Mô hình gốc . 19
    3.1.1. Biến đại diện rủi ro (biến phụ thuộc) . 20
    3.1.2. Biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng (biến độc lập) . 20
    3.1.2.1. Cấu trúc vốn . 21
    3.1.2.2. Cấu trúc tài sản . 21
    3.1.2.3. Cấu trúc nguồn tài trợ . 22
    3.1.2.4. Cấu trúc thu nhập . 22
    3.1.2.5. Khả năng quản lí . 22
    3.1.2.6. Những biến bổ sung . 23
    3.2. Mô hình áp dụng cho Việt Nam . 23
    3.2.1. Biến đại diên cho rủi ro ngân hàng (biến phụ thuộc) . 23
    3.2.2. Biến đại diện mô hình kinh doanh trước khủng hoảng (biến độc lập) . 25
    3.2.2.1. Cấu trúc vốn . 25
    3.2.2.2. Cấu trúc tài sản . 25
    3.2.2.3. Cấu trúc nguồn tài trợ . 25
    3.2.2.4. Cấu trúc thu nhập . 26




    4. KẾT QUẢ . . 26
    4.1. Cấu trúc vốn . . 27
    4.2. Cấu trúc tài sản . 29
    4.3. Cấu trúc tài trợ . . 31
    4.4. Cấu trúc thu nhập . 31
    5. KẾT LUẬN . . 37

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập tài
    chính toàn cầu. Cùng với những cơ hội lớn để phát triển, ngành ngân hàng đứng trước
    những rủi ro khó lường, đặc biệt về vấn đề tín dụng và thanh khoản, gây ra những ảnh
    hưởng to lớn đến nền kinh tế đất nước. Do đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu tìm ra
    giải pháp giúp hạn chế rủi ro. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu ở Mỹ 2007-
    2009 có thể xem là một cú sốc đo lường những rủi ro tiềm ẩn và sức chịu đựng của
    ngân hàng Việt Nam. Vì vậy chuyên đề “ Tác động của mô hình kinh doanh đến rủi ro
    của ngân hàng ở Việt Nam” được nghiên cứu để xem xét tổng thể mô hình kinh doanh
    của ngân hàng, xác định xem những yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến rủi ro của ngân
    hàng và chiều hướng tác động của nó. Chúng tôi hy vọng bài nghiên cứu sẽ có ý nghĩa
    trong việc xác định cấu trúc vốn, tài sản, nguồn tài trợ và thu nhập của ngân hàng nhằm
    tăng sức mạnh tài chính, phản ứng tốt hơn với các cú sốc tài chính có thể gặp phải
    trong tương lai.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Phân tích sự tác động của các mô hình kinh doanh doanh khác nhau đến rủi ro của
    ngân hàng trong thời kì suy thoái.
    Xem xét và đánh giá mô hình kinh doanh này áp dụng tại Việt Nam.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu: rủi ro của ngân hàng thương mại
    Phạm vi nghiên cứu: Hai mươi mốt ngân hàng thương mại Việt Nam thời kì 2005-2010
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu định lượng, kết hợp phân tích định tính, tham khảo kết quả của nhiều nhà
    nghiên cứu trên thế giới về vấn đề mô hình kinh doanh và rủi ro ngân hàng




    Sử dụng phương pháp hồi quy định lượng để kiểm tra mối quan hệ, liên quan của một
    số yếu tố đến rủi ro ngân hàng.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Tên đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐẾN RỦI RO CỦA
    NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM”
    Giới thiệu chung về đề tài, bối cảnh, tình hình hiện tại của ngân hàng Việt Nam và mục
    tiêu nghiên cứu.
    5.1. Sự thay đổi trong hệ thống tài chính và những tác động của nó đến mô hình
    kinh doanh của các ngân hàng ở Việt Nam.
    Sự bãi bỏ dần các quy định và quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ của thị trường tài chính
    trong hai thập niên vừa qua đã tạo nên những thay đổi đến chóng mặt và hết sức phức
    tạp của ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới, sự tự do hóa trong ngành ngân
    hàng ở hầu hết các quốc gia phát triển gắn liền với sự chấp nhận rủi ro. Dưới tác động
    của làn sóng toàn cầu hóa của thị trường tài chính, việc nới lỏng chưa từng thấy các
    quy định nhằm mục đích giành được lợi nhuận cao do cạnh tranh đang ngày càng tăng.
    Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, yếu tố có tác động lớn nhất đến các Ngân hàng
    thương mại Việt Nam là sự thay đổi cấu trúc thị trường với sự xuất hiện ngày càng
    nhiều ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là với việc ra đời của các ngân hàng 100% vốn
    nước ngoài càng làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các NHTM về công nghệ và sản
    phẩm dịch vụ. Kể từ năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặp phải hai vấn đề
    lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt động liên quan đến
    chứng khoán và bất động sản.
    Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền được mở rộng với tốc
    độ cao cộng với sự nở rộng quá nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng
    nhỏ mà phần đông là mới thành lập hay được nâng cấp lên từ các ngân hàng nông thôn.
    Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các ngân




    hàng. Thêm vào đó, việc các ngân hàng thương mại tham gia quá tích cực vào các hoạt
    động kinh doanh chứng khoán và bất động sản như cho vay để kinh doanh cổ phiếu
    hay mua bán bất động sản cũng như một số nghiệp vụ khác của ngân hàng đã tạo ra
    những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính. Bãi bỏ các quy tắc và đổi mới tài
    chính đã dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc trong mô hình kinh doanh ngân hàng, thúc
    đẩy họ chấp nhận rủi ro. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến một vài đại lượng như: quy
    mô, sự trông cậy vào doanh thu thu nhập ngoài lãi, quản lý doanh nghiệp, thực hiện tài
    trợ, tất cả các nhân tố này đều bị ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô và môi trường cạnh
    tranh.
    Tóm lại, việc bãi bỏ hay chưa ban hành đủ các quy định về quản lí và giám sát, đi đôi
    với sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu đã làm gia tăng sự cạnh tranh trên thị
    trường ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng thay đổi đó đã làm cho các NHTM ngày càng có
    khuynh hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
    5.2. Rủi ro ngân hàng và mô hình kinh doanh: Tổng quan lí thuyết
    Đã có rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ của giữa mô hình kinh doanh
    của ngân hàng và rủi ro ngân hàng, tập trung đi sâu phân tích một số yếu tố tác động
    đến rủi ro của ngân hàng như cấu trúc vốn chủ sở hữu, thị trường tài chính, quy mô,
    tính thanh khoản, tín dụng, lãi suất, đa dạng hóa thu nhập . Bài nghiên cứu này chúng
    tôi tiếp tục phát triển thêm nghiên cứu cho mô hình ở Việt Nam, dựa trên bài nghiên
    cứu gốc của các nhà nghiên cứu Yener Altunbas, Simone Manganelli và David
    Marques-Ibanez. Chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm hồi quy để đo lường rủi ro của các
    ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng (2008-2010) có liên hệ như thế
    nào đến vấn đề cấu trúc của các ngân hàng trong giai đoạn trước đó (2005-2007),
    chúng tôi đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng theo bốn bộ cấu trúc,
    cấu trúc về vốn, cấu trúc về tài sản, cấu trúc về nguồn tài trợ và cuối cùng là cấu trúc
    về thu nhập. Dữ liệu được quan sát ở hai giai đoạn khác nhau để tránh vấn đề nội sinh
    phát sinh trong từng giai đoạn.




    5.2.1. Cấu trúc về vốn
    Về nguyên tắc, dự trữ vốn nhiều hơn sẽ giảm được rủi ro khi gặp sự cố, hấp thụ cú sốc
    và tăng cường giám sát. Tuy nhiên, sử dụng nhiều nợ cũng có thể làm giảm rủi ro do
    giảm chi phí đại diện của các nhà quản lý ngân hàng. Riêng ở Việt Nam, theo thống kê
    sơ bộ, năng lực tài chính của nhiều Ngân hàng thương mại hiện rất yếu. Vốn tự có thấp
    cùng với nợ xấu gia tăng làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng, gây ra khả năng mất vốn
    của các ngân hàng, do đó sự có mặt của yếu tố vốn tự có trong mô hình nghiên cứu là
    cần thiết.
    5.2.2. Cấu trúc tài sản
    Quy mô có thể là một yếu tố quyết định rủi ro ngân hàng, ngân hàng lớn có khả năng
    đa dạng hóa hoạt động giúp giảm rủi ro, nhưng các ngân hàng cũng có thể bị ảnh
    hưởng bởi tâm lý “quá lớn để thất bại” dẫn đến việc nới lỏng các quy định tín dụng gia
    tăng rủi ro.
    Chứng khoán hóa chuyển rủi ro của ngân hàng sang thị trường tài chính, quản lý và
    phân tán rủi ro. Các ngân hàng nhỏ không thể loại bỏ biến động thông qua vốn hóa cổ
    phần hay cho vay đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngân
    hàng nhỏ thực hiện các khoản cho vay với rủi ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng lớn.
    5.2.3. Cấu trúc tài trợ
    Có hai nguồn tài trợ chính, gồm tài trợ ngắn hạn từ thị trường và huy động vốn từ tiền
    gửi khách hàng. Trong những năm gần đây sự nới lỏng trong giám sát và sự đổi mới tài
    chính là nhân tố dẫn đến sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường tài chính thông
    qua phát hành các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các ngân hàng có cấu trúc thanh khoản yếu
    và sử dụng nợ nhiều trước khủng hoảng thì có nguy cơ phá sản cao trong thời kỳ sau
    đó. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính mong đợi áp đặt kỷ luật thị trường.
    Tuy nhiên, những vấn đề bất cân xứng thông tin về ngân hàng, tài trợ từ thị trường tài
    chính có thể vẫn có những mặt tiêu cực gây nên lỗ hổng thị trường, dẫn đến rủi ro cao
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...