Tiểu Luận Tác động của lạm phát đến đời sống của người thu nhập thấp ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế gắn liền với sự tồn tại của các nền kinh tế vận động
    theo cơ chế thị trường. Vì vậy, chống lạm phát cũng là nhiệm vụ thường trực của các quốc gia. Tại
    Việt Nam, sau 11 năm liên tục lạm phát được kìm giữ ở mức thấp (1 con số), thì đến năm 2007 lạm
    phát đã quay trở lại tốc độ “phi mã”, với mức 12,63%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế
    (8,44%); trong đó các mặt hàng tăng giá cao nhất là thực phẩm (21,16%), vật liệu xây dựng (17,12%),
    lương thực (15,4%), phương tiện đi lại và bưu điện (7%) .
    Lạm phát cao đã có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm chao đảo cuộc sống
    của dân chúng, trong đó hai nhóm đối tượng có thu nhập thấp phải chịu gánh nặng lạm phát lớn
    nhất là: những người sống chủ yếu dựa vào tiền lương như công nhân, viên chức, người về hưu,
    người hưởng trợ cấp xã hội khác . (vì tốc độ tăng tiền lương thì tính bằng năm, còn tốc độ tăng giá
    thì tính bằng tháng); và nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ (vì tốc độ tăng chi phí “đầu
    vào” cao hơn tốc độ tăng giá bán “đầu ra” của họ).
    Để giảm bớt gánh nặng lạm phát cho người có thu nhập thấp, trước mắt cần: Tăng cường hỗ trợ
    trực tiếp cho người nghèo và Tăng cường giám sát, quản lý giá cả thị trường; còn về lâu dài thì phải
    Nâng cao chất lượng công tác dự báo về sự biến động giá cả thị trường trong nước và quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

    • 5-.pdf
      Kích thước:
      208.3 KB
      Xem:
      0
Đang tải...