Luận Văn Tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU


    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU


    Năm 2006 tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu tăng trưởng chậm, lạm phát cơ bản giảm, tình hình thâm hụt thương mại có dấu hiệu cải thiện. Trong khi đó tăng trưởng kinh tế của các quốc gia khu vực EU tiếp tục khả quan trở lại. Ở trong nước cũng xuất hiện một số yếu tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng như: tăng lương, giá lương thực, vàng, giá xăng dầu đều tăng; do ảnh hưởng của dịch bệnh đối với mùa màng, cúm gia cầm có nguy cơ xuất hiện trở lại, dịch lở mồm long móng, thiên tai nặng nề diễn ra ở nhiều địa phương. Giá cả lúa gạo những tháng cuối năm 2006 tăng cao, tháng 11 năm 2006, chính phủ ra chỉ đạo ngưng xuất khẩu gạo nên ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu tiếp tục gặp khó khăn bởi các rào cản kỹ thuật từ các thị trường Mỹ, EU.

    Mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp như vậy, tỉnh Kiên Giang vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh các lĩnh vực có lợi thế so sánh với tốc độ cao và bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại du lịch. Kết quả đạt được năm 2006, kinh tế xã hội tỉnh tiếp tục phát triển thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: tổng sản phẩm xã hội tăng 10,04%, thu nhập bình quân đầu người tăng 18,07%, sản lượng lương thực đạt 2,7 triệu tấn, sản lượng thủy sản khai thác tăng 1,98%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,35%, kim ngạch xuất khẩu tăng 11,5%, so với năm 2005.

    Khi nền kinh tế của tỉnh có bước phát triển như vậy thì vấn đề bổ sung vốn hoạt động luôn là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo. Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang đang hướng tới việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là các đơn vị đang có nhu cầu vốn rất cao. Như vậy vấn đề đặt ra là phải gia tăng thị trường vốn, mở rộng dịch vụ và các hoạt động cần thiết. Tuy nhiên cần phải đảm bảo việc hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận. Với góc nhìn là một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, một trung gian tài chính, là điểm gặp giữa cung và cầu vốn, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang (còn gọi là Vietcombank Kiên Giang) đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong quá trình thực hiện vai trò của mình. Qua đó, đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

    Nằm trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương Kiên Giang cùng các ngân hàng khác, các quỹ tín dụng, luôn cố gắng thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, huy động vốn hiệu quả và cung cấp vốn hiệu quả. Để thực hiện một cách tốt nhất các nghiệp vụ này thì việc quản trị lãi suất chặt chẽ là một việc rất quan trọng đối với các cấp lãnh đạo. Với mỗi quyết định tăng, giảm lãi suất bao nhiêu, tăng, giảm như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với đơn vị, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị. Nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho Vietcombank Kiên Giang trong thời gian tới, sinh viên thực hiện đã chọn nghiên cứu sự tác động của lãi suất đến chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Qua đó, sinh viên thực hiện kỳ vọng sẽ phát hiện ra những vấn đề về lãi suất còn tồn tại ở Vietcombank Kiên Giang mà chưa được giải quyết hoặc chưa được lãnh đạo cơ quan chủ quản quan tâm đúng mức.

    1.1.2 CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

    Một trong những rủi ro quan trọng của các ngân hàng là rủi ro về lãi suất, đây là một trong bốn rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Và mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về loại rủi ro này nhưng trên thực tế các ngân hàng vẫn gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình. Cơ bản là vì thực tế thì lãi suất là một biến số biến động phức tạp, khó kiểm soát khi kinh tế vận hành. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới. Ngày 1 tháng 4 năm 2007 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một tổ chức kinh tế thế giới, cho các công ty có 100% vốn nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam. Như vậy, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt lơn, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, nhất là đối với khối ngân hàng thương mại quốc doanh. Mặc dù đang tiến hành cổ phần hóa nhưng vẫn sẽ không theo kịp sự vận động của các tổ chức kinh tế nước ngoài.

    Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng (Ngân hàng Nhà Nước) thì rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Còn nếu Ngân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm, không trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngân hàng đến hậu quả tương tự khi người vay vốn gặp rủi ro.

    Như vậy, lãi suất là một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng trong các quyết định kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là ngân hàng của Việt Nam nói chung và của địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng. Bên cạnh đó, hầu hết các ngân hàng của chúng ta đều hoạt động chủ yếu trong hai nghiệp vụ là huy động vốn và tín dụng. Mà nói đến huy động vốn là nói đến lãi suất đi vay, nói đến tín dụng là nói đến lãi suất cho vay. Lãi suất đi vay hay còn gọi là lãi suất đầu vào, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay ngân hàng trung ương. Lãi suất cho vay hay còn gọi là lãi suất đầu ra, bao gồm lãi suất cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, cho ngân hàng trung ương vay, Chi phí, lợi nhuận của các ngân hàng hiện nay nói chung bị ảnh hưởng rất lớn bởi lãi suất, do chi phí lãi và thu nhập lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và tổng thu nhập. Chính vì vậy mà lãi suất cần được quan tâm nhiều hơn trong công tác quản trị của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1 MỤC TIÊU CHUNG


    Tổng thể và xuyên suốt bài nghiên cứu, sinh viên thực hiện hướng tới mục tiêu chung nhất là tìm ra được sự tác động của lãi suất, bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất đi vay, đến hoạt động của Ngân Hàng Ngoại Thương chi nhánh Tỉnh Kiên Giang (Vietcombank Kiên Giang), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu sinh viên thực hiện đã phân tích sự biến động của lãi suất, sự biến động của các tiêu chí chi phí, doanh thu, lợi nhuận, qua đó đánh giá sự tác động của lãi suất đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

    1.2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ

    Trong mục tiêu chung, sinh viên thực hiện đã phân tích ra thành từng mục tiêu cụ thể, nhằm giải quyết một cách triệt để từng vấn đề:

    - Phân tích, đánh giá sự biến động của lãi suất (bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất đi vay) tại Vietcombank Kiên Giang diễn ra từ năm 2004 đến 2006.

    - Phân tích, đánh giá sự tác động của lãi suất đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận tại Vietcombank Kiên Giang từ năm 2004 đến 2006.

    - Đánh giá tình hình lãi suất hiện tại của Vietcombank Kiên Giang.

    - Đề ra một số giải pháp nhằm quản trị tốt hơn vấn đề lãi suất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Vietcombank Kiên Giang.

    1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    1.3.1 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH


    - Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến lãi suất được xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

    - Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí được xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

    - Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến doanh thu được xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

    - Giả thiết ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận được xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

    1.3.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    - Lãi suất đã biến động như thế nào trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2006? Lãi suất biến động chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? Các nhân tố này đã ảnh hưởng đến lãi suất ra sao?

    - Chi phí, doanh thu, lợi nhuận cũng biến động như thế nào từ năm 2004 đến năm 2006? Các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu này? Lãi suất có ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận hay không? Ảnh hưởng như thế nào?

    - Hiện tại biểu lãi suất huy động và cho vay của Vietcombank Kiên Giang đã phù hợp hay chưa? Tại sao?

    - Giải pháp nào cho vấn đề lãi suất trong điều kiện hiện nay nói chung và cho Vietcombank Kiên Giang nói riêng?

    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    1.4.1 KHÔNG GIAN: Ngân Hàng Ngoại Thương chi nhánh Tỉnh Kiên Giang

    1.4.2 THỜI GIAN: Trong quá trình sinh viên thực hiện thực tập tại Vietcombank Kiên Giang từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007, số liệu thu thập từ năm 2004 đến năm 2006.

    1.4.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: lãi suất cho vay, lãi suất đi vay, chi phí, doanh thu, lợi nhuận của Vietcombank Kiên Giang.

    Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, hạn chế về trách nhiệm pháp lý và năng lực thực hiện, do số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận không thu thập được một cách liên tục tương ứng với từng mốc thời gian có biến động của lãi suất nên có một số mặt nhất định không thể làm rõ trong bài nghiên cứu. Không thể tính được lãi suất bình quân trong từng kỳ thay đổi lãi suất; với mỗi mức lãi suất của từng đối tượng thì việc tính tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, hoặc tổng vốn huy động là không thể thực hiện; không thể tính được lãi suất hòa vốn bình quân của Chi Nhánh,

    1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

    Trong Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của Ngân hàng ngoại thương Kiên Giang có nhấn mạnh “Do lãi suất huy động vốn liên tục tăng, đặc biệt là lãi vay Ngân hàng ngoại thương Trung Ương tăng mạnh; trong đó, phần lớn dư nợ của chi nhánh là nợ ngắn hạn lãi suất cho vay được cố định trong suốt chu kỳ vay vốn nên không thể điều chỉnh kịp thời. Chi trả lãi vay vốn Ngân hàng ngoại thương Trung Ương năm 2005 tăng 78,71% , trả lãi tiền gửi vốn huy động tăng 38,28% so với năm 2004”. Như vậy phía ngân hàng đã đánh giá sự tác động của lãi suất đến chi phí huy động vốn, chi phí trả lãi, thu nhập từ lãi, Lãi suất huy động tăng làm cho vốn huy động tăng nhưng đồng thời cũng làm cho chi phí tăng, đặc biệt là chi phí lãi tăng mạnh, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Lãi suất cho vay tăng làm doanh số cho vay giảm trong khi đó tỉ lệ nợ quá hạn lại tăng (năm 2006 so với năm 2005)

    Số liệu được lưu trữ tại Phòng Tổng Hợp của của đơn vị, các báo cáo tổng kết thường niên, các thuyết minh giải trình của người lập báo cáo, Ngoài ra, sinh viên thực hiện khi thực tập tại đơn vị được giải đáp một số vấn đề có liên quan đến số liệu, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh cho bài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...