Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ đến hoạt động thương mại của EU

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp - học viện ngoại giao

    LỜI MỞ ĐẦU

    Tính cấp thiết của đề tài:
    Khủng hoảng tài chính Mỹ diễn ra từ giữa năm 2007, kéo dài cho đến nay đã tác động nghiêm trọng không chỉ đến nền kinh tế Mỹ, mà còn tác động đến hàng loạt các nước khác trên thế giới và nền kinh tế khu vực EU cũng không phải là ngoại lệ. Từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan rộng sang các nước khu vực châu Âu, khiến cho kinh tế của EU khó khăn. Nhiều nước trong khu vực đã phải tuyên bố rơi vào thời kỳ suy thoái kinh tế. Không chỉ lĩnh vực tài chính ngân hàng gặp nạn, các ngành khác cũng bắt đầu bị đình trệ, giảm sút; hoạt động đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đã khiến cho hoạt động thương mại của khu vực EU không mấy suôn sẻ, bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung của châu Âu suy giảm đáng kể, nền kinh tế EU chính thức bước vào thời kỳ “đen tối” nhất trong lịch sử kể từ khi thành lập đến nay.
    Với những lý do đó, đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA EU đã được chọn làm Khóa luận tốt nghiệp.
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
    Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu nguyên nhân tại sao cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU, khóa luận tập trung phân tích tác động và mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến hoạt động thương mại của EU năm 2008. Qua đó, khóa luận đưa ra lý do vì sao hoạt động thương mại của EU năm 2008 giảm sút mạnh và để từ đó thực hiện các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế EU.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
    Hoạt động thương mại của EU trong năm 2008 dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, trọng tâm là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của EU, các giải pháp đã và đang được thực hiện nhằm khắc phục những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

    Phạm vi nghiên cứu:
    Do thời gian hạn chế, không thể bao quát hết được nền kinh tế các thành viên của EU, khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại của khu vực đồng Euro – Euro Area 15 (EA 15) nói riêng và khu vực EU 27 nói chung trong năm 2008.
    Phương pháp nghiên cứu :
    Là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
    Kết cấu của Khóa luận:
    Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, bảng chú thích các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của Khóa luận gồm có 3 chương:
    · Chương I: Tổng quan về nền kinh tế EU. Nội dung của chương này sẽ trình bày những nét khái quát nhất về quá trình hình thành và phát triển của EU, để từ đó có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế EU trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ.
    · Chương II: Hoạt động thương mại của EU dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ. Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU, khóa luận sẽ phân tích những biến động của kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại của EU năm 2008.
    · Chương III: Các giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính đến EU. Chương này sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể đã và đang được các nhà lãnh đạo EU thực hiện; từ đó có những dự báo về triển vọng nền kinh tế EU trong ngắn và trung hạn.
    Đề tài trên đây là một vấn đề rộng lớn và phức tạp nhưng thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Lịch – Trưởng khoa Kinh tế quốc tế – Học viện Ngoại Giao Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ EU 3
    1. Quá trình hình thành và phát triển của EU. 3
    1.1. Cộng đồng than thép châu Âu – một thị trường chung của sáu nước. 3
    1.2. Hiệp ước Maastricht – một thị trường nội địa châu Âu đã hình thành. 5
    1.3. Liên minh kinh tế và tiền tệ. 7
    2. Nền kinh tế EU trước và trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 8
    2.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 9
    2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 9
    2.1.2. Tỷ lệ thất nghiệp. 11
    2.2. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 12
    2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. 12
    2.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp. 14
    CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA EU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 16
    1. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ tác động đến EU 16
    1.1. Nguyên nhân bên ngoài. 16
    1.2. Nguyên nhân bên trong. 18
    2. Hoạt động xuất khẩu của EU. 20
    2.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 20
    2.1.1. Thương mại ngoại khối. 20
    2.1.2. Thương mại nội khối. 21
    2.2. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 22
    2.2.1. Thương mại ngoại khối. 22
    2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 22


    2.2.1.2. Các đối tác thương mại lớn. 23
    2.2.2. Thương mại nội khối. 26
    2.2.3. Khu vực đồng euro – EA15. 28
    2.3. Nguyên nhân giảm sút kim ngạch xuất khẩu EU. 29
    3. Hoạt động nhập khẩu của EU. 30
    3.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 30
    3.1.1. Thương mại ngoại khối. 30
    3.1.2.Thương mại nội khối. 31
    3.2. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 32
    3.2.1. Thương mại ngoại khối. 32
    3.2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu. 32
    3.2.1.2. Các đối tác thương mại lớn. 33
    3.2.2. Thương mại nội khối. 37
    3.2.3. Khu vực đồng Euro – EA 15. 38
    3.3. Nguyên nhân giảm sút kim ngạch nhập khẩu của EU. 39
    4. Cán cân thương mại của EU. 40
    4.1. Trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 40
    4.2. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Mỹ. 42
    4.2.1. Khu vực EU. 42
    4.2.2. Khu vực đồng Euro – EA 15. 43
    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN EU 45
    1. Các giải pháp đã và đang thực hiện. 45
    1.1. Thực hiện các gói cứu trợ khẩn cấp đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng có nguy cơ phá sản. 45
    1.1.1. Giải pháp chung của EU. 45
    1.1.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên. 48


    1.2.Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, cụ thể và tập trung, nhất là liên tục hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư kinh doanh. 51
    1.2.1. Giải pháp chung của EU. 51
    1.2.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên. 52
    1.3. Ban hành các chương trình cứu trợ khẩn cấp cho nền kinh tế. 53
    1.3.1. Giải pháp chung của EU. 54
    1.3.2. Giải pháp riêng của từng nước thành viên. 56
    2. Thực trạng và triển vọng của nền kinh tế khu vực EU. 58
    2.1. Thực trạng của nền kinh tế khu vực EU. 58
    2.1.1. Các chỉ số kinh tế vĩ mô. 58
    2.1.2. Hiệu quả của ba giải pháp còn hạn chế. 58
    2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng nền kinh tế khu vực EU. 60
    2.2. Triển vọng của nền kinh tế khu vực EU. 61
    2.2.1.Dự báo ngắn hạn về nền kinh tế khu vực EU. 61
    2.2.2. Triển vọng trung hạn của nền kinh tế khu vực EU. 61
    KẾT LUẬN 63
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 65



    DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
    Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm (Đơn vị: %). 10
    Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực EA 15 và EU 27. 13
    Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp và số lượng người thất nghiệp ở khu vực EU 15
    Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giữa EU 27 với các đối tác thương mại chính ngoài khu vực năm 2008 và tháng 1/2009. 25
    Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu giữa EU 27 và các đối tác thương mại chính ngoài khu vực năm 2008 và tháng 1/2009. 34

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 1: Tổng thu nhập quốc nội của khu vực EA 15. 10
    Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người của khu vực EA 15 (USD) 11
    Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp của EA 15 và EU 27. 12
    Biểu đồ 4: Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực EA 15. 15
    Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu ngoại khối của EU 27 năm 2008 và tháng 1/2009. 23
    Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu của EA 15 năm 2008. 28
    Biểu đồ 7: Kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của EU 27 năm 2008 và tháng 1/2009. 33
    Biểu đồ 8: Kim ngạch nhập khẩu của EA 15 năm 2008 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...