Luận Văn Tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đến phát triển kinh tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đến phát triển kinh tế Việt Nam
    LỜI NÓI ĐẦU


    Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á vẫn đang là đề tài hàng ngày, với những chuyển động mới. Khởi đầu của cuộc khủng hoảng là Thái Lan kể từ khi chính phủ nước này tuyên bố thả nổi đồng Baht. Theo hiệu ứng dây chuyền, nó lan sang các nước trong khu vực làm đồng tiền các nước này liên tục giảm giá.
    Khủng hoảng tài chính tiền tệ này đã ảnh hưởng đến sự vận động của đầu tư, thương mại của các nước trong khu vực khá rõ ràng. Suy thoái kinh tế phổ biến trong khu vực và tác động toàn cầu còn kéo theo nạn thất nghiệp, trong khi lạm phát có thể tăng lên đang là những thách thức gay go.Việc khôi phục lại lòng tin vào hệ thống tài chính và các chính sách của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn.
    Trên bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế các nước trong xu thế mở cữa hướng ngoại, thì khủng hoảng kinh tế tại một nước hay một khu vực sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng nền kinh tế riêng biệt. Mức độ phụ thuộc hay ảnh hưởng đối với mỗi nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế, tiền tệ với khu vực xảy ra khủng hoảng. Với Việt Nam, mặc dù không nằm trong phạm vi tàn phá trực tiếp của cơn bão tiền tệ này song cũng ảnh hưởng đáng kể. Đồng tiền Việt Nam đã bị mất giá khoảng 19%, tình hình sản xuất, thương mại và đầu tư gặp nhiều khó khăn.
    Khủng hoảng sẽ gây cho nước ta nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy cần có sự nghiên cứu các tác động đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà. Để qua đó đề ra các giải pháp hạn chế các tác động. Việc lựa chọn đề tài: “Tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đến phát triển kinh tế Việt Nam ” không ngoài mục đích đó.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận chung, đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung :
    Chương I : Các vấn đề về cuộc khủng hoảng
    Chương II : Tác động của khủng hoảng đến phát triển kinh
    tế Việt Nam.
    Chương III : Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng khủng
    hoảng đến phát triển kinh tế.
    Do có sự hạn chế về các mặt nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để hiểu rõ hơn về vấn đề mới mẻ này.

    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I:​CÁC VẤN ĐỀ VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG . 3
    I. DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG . 3
    II. VỀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG . 4
    III. NGUYÊN NHÂN CỦA KHỦNG HOẢNG . 5
    1. Nền kinh tế phát triển hướng ngoại quá lệ thuộc vào nước ngoài 5
    2. Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư 6
    3 .Chính sách tỷ giá hối đoái được duy trì cứng nhắc 7
    4. Hệ thống ngân hàng- tài chính yếu kém 7
    CHƯƠNG IITÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ VIỆT NAM . 8
    I - LÝ DO DẪN ĐẾN ẢNH HƯỞNG 8
    1. Những điểm yếu tương đồng dễ lây lan khủng hoảng 8
    2. Những điểm khác biệt tạo cho Việt Nam khả năng hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng . 9
    II - TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
    KINH TẾ VIỆT NAM 11
    1. Lĩnh vực thương mại và cán cân thanh toán quốc tế 11
    a) Hoạt động xuất khẩu . 12
    b) Hoạt động nhập khẩu 13
    c) Cán cân thanh toán quốc tế 14
    2. Thu hút và đầu tư 14
    a) Đầu tư trong nước 14
    b) Đầu tư nước ngoài . 15
    3. Lao động và việc làm . 16
    a) Tỷ lệ thất nghiệp tăng . 16
    b) Đời sống người lao động 17
    4. Tăng chi phí đầu vào của sản xuất 17
    5. Tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách và dự trữ quốc gia 18
    6. Cơ hội đối với Việt Nam . 19
    CHƯƠNG III​NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC
    KHỦNG HOẢNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ . 20
    I - GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT: . 20
    1. Ban hành quy chế quản lý ngoại hối: 20
    2. Điều chỉnh tỷ giá phù hợp với cung cầu thị trường ngoại tệ 21
    3. Tăng cường công tác quản lý tín dụng . 21
    II - GIẢI PHÁP LÂU DÀI 22
    1. Tiết kiệm chi tiêu: 22
    2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư: . 22
    3. Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với thắt chặt nhập khẩu 22
    4. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng - tài chính 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
     
Đang tải...