Tiến Sĩ Tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    TRANG PHỤ BÌA

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC HÌNH ix
    LỜI MỞ ĐẦU 1

    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP NÔNG THÔN – THÀNH THỊ9
    1.1.Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị . 9
    1.1.1.Một số khái niệm . 9
    1.1.2.Đo lường bất bình đẳng . 10
    1.1.3.Một số quan điểm lý luận về bất bình đẳng nông thôn – thành thị . 13
    1.1.4.Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm 18
    1.2.Tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn –
    thành thị . 22
    1.2.1.Khái niệm và đo lường hội nhập . 22
    1.2.2.Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập: . 25
    1.2.3.Tổng quan nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị . 29
    1.3.Giả thuyết nghiên cứu luận án 34

    CHƯƠNG 2 BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP NÔNG THÔN – THÀNH THỊ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 41
    2.1.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam 41
    2.1.1.Giai đoạn từ 1990 đến năm 1997 . 41
    2.1.2. Giai đoạn từ năm 1998 đến 2006 45
    2.1.3.Giai đoạn từ 2007 đến nay . 50

    2.2.Thực trạng bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam . 53

    2.2.1.Nguồn số liệu . 53
    2.2.2.Cơ cấu thu nhập nông thôn – thành thị Việt Nam . 54
    2.2.3. Bất bình đẳng thu nhập chung ở Việt Nam 57

    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP NÔNG THÔN – THÀNH THỊ TẠI VIỆT NAM 82
    3.1. Các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam . 82
    3.1.1. Mối quan hệ của xuất nhập khẩu tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn –thành thị . 82
    3.1.2.Mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị . 83
    3.1.3. Chính sách Nhà nước trong điều kiện hội nhập ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị. 85
    3.2.Đánh giá hội nhập quốc tế tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng. 93
    3.2.1.Giới thiệu mô hình kinh tế lượng dạng số liệu mảng 93
    3.2.2.Biến số và phương pháp tính các biến số sử dụng trong mô hình nghiên cứu97
    3.2.3. Kết quả hồi qui và giải thích . 101
    3.3.Đánh giá chung . 112
    3.3.1.Đặc trưng của lực lượng lao động . 112
    3.3.2.Chiến lược đầu tư của Nhà nước . 117

    CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH GIẢM BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP NÔNG THÔN – THÀNH THỊ TẠI VIỆT NAM . 127
    4.1.Tóm tắt kết quả đã thực hiện ở chương trước . 127
    4.2.Định hướng vấn đề giảm bất bình đẳng trong những năm tới 127
    4.3. Một số gợi ý giải pháp hạn chế bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị Việt Nam trong những năm tới 131
    4.3.1.Nhóm giải pháp liên quan đến thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản,thủ công mỹ nghệ và dệt may . 131
    4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn 133
    4.3.3.Nhóm giải pháp liên quan đến đầu tư 135
    4.3.4.Nhóm giải pháp liên quan đến đặc điểm hộ gia đình 138

    KẾT LUẬN 142

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
    PHỤ LỤC . 151

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa nghiên cứu


    Một số nhà kinh tế học phát triển cho rằng bất bình đẳng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Kaldor (1955-1956) [63]và Lewis (1954) [66] cũng cho rằng bất bình đẳng là nguồn gốc của tiết kiệm và tiết kiệm là nhân tố thúc đẩy đầu tư và tiết kiệm. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng của bất bình đẳng đến tăng trưởng lại là mối quan hệ ngược chiều, bất bình đẳng càng cao thì ảnh hưởng càng không tốt đến tăng trưởng (Alessina và Rodrik
    1994 , Person và Jabellina 1994) [34],[78]. Benabou (1996)[41] cũng đưa ra một số nghiên cứu về mối quan hệ bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế cho thấy kết quả tương quan cũng ngược chiều.

    Bên cạnh đó công bằng cũng rất quan trọng cho việc xoá đói giảm nghèo. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ làm giảm nghèo đói. Điều này dường như sẽ hiệu quả hơn đối với những nước mà phân phối thu nhập bình đẳng (Ngân hàng Thế giới, 1999)[87]. Trong cuộc nghiên cứu khảo sát các hộ gia đình từ 44 nước, các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới phát hiện thấy rằng “Nếu quốc gia nào có sự phân phối thu nhập bình đẳng thì ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo sẽ gấp năm lần so với quốc gia mà phân phối thu nhập bất bình đẳng”(Ngân hàng Thế giới,1999).[87]

    Bên cạnh tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, bất bình đẳng có ý nghĩa vai trò lớn trong ổn định xã hội. Do vậy mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển, đây là một sứ mệnh mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện. Mặc dù tiến bộ về kinh tế là một cấu phần cơ bản của phát triển, nhưng đó không phải là điều duy nhất. Sở dĩ như vậy là vì phát triển không chỉ đơn thuần là một hiện tượng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh vật chất và tài chính của cuộc sống con người. Sự phát triển kinh tế của một nước dựa trên cơ sở hạn chế và xoá bỏ nạn nghèo đói, bất bình đẳng và thất nghiệp trong bối cảnh
    của một nền kinh tế đang tăng trưởng. Chúng ta có thể thấy, trên thực tế nếu như quốc gia nào mà lợi ích của người giàu và người nghèo tương đối ngang nhau thì quốc gia đó chắc chắn có ít xung đột và cũng như ít xảy ra nội chiến hơn.

    Nhận thức được tầm quan trọng của bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và ổn định xã hội. Do vậy, ngay từ những ngày đầu độc lập năm 1945, Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được quan trọng của bình đẳng trong tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và ổn định xã hội. Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế kết hợp với công bằng xã hội đã trở thành nguyên tắc của sự phát triển. Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển. Tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển với mức sống giữa các vùng, các dân tộc và các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua lại kéo theo sự gia tăng bất bình đẳng khi mà chỉ số Gini tăng từ 3.2 (năm 1993) lên 3.5(năm 1998), 3.9(năm 1999), 4.2(năm 2002) và 4.13(năm 2004) và năm 2010 đã là 4.3 (Theo điều tra mức sống dân cư năm 2010) [29]. Sự gia tăng bất bình đẳng này chủ yếu gây ra bởi sự gia tăng chênh lệch thu nhập, nghèo đói. Cụ thể thu nhập bình quân người/ tháng ở thành thị cao gấp hơn 2.2 lần so với nông thôn. Tỷ lệ chi tiêu giữa hai khu vực này cũng cho kết quả tương tự. Như vậy, chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng ở Việt Nam trong những năm qua.

    Nhận thức được vấn đề này, từ những năm 1997, chính phủ Việt Nam đã dịch chuyển đầu tư từ thành thị sang nông thôn và tập trung phát triển nông nghiệp. Đặc biệt năm 1998, phát triển nông nghiệp, nông thôn đã trở thành một chương trình nghị sự lớn của Chính phủ. Không chỉ có chính phủ mà các tổ chức quốc tế Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, chương trình phát triển Liên hiệp Quốc ) rất quan tâm đến vấn đề này. Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến đổi. Những biến đổi này đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức hơn. Khả năng tiếp cận và biến cơ hội để các đối tượng có thu nhập thấp tận dụng lợi thế tương đối để cải thiệu vị thế kinh tế của mình, làm giảm mức độ bất bình đẳng của toàn xã hội, nhưng cũng có thể là yếu tố tiềm năng cho sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội khi các đối tượng này không tận dụng được các lợi thế này. Vì thế nỗ lực trên của Chính phủ vẫn tiếp tục cần thiết để đảm bảo quá trình hội nhập kinh tế không làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Câu hỏi đặt ra ở đây là: để quá trình hội nhập không làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội, chúng ta nên làm gì và làm như thế nào? Đây là câu hỏi lớn, và mục tiêu của luận án là thực hiện nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các kênh mà qua đó quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể tác động lên sự bất bình đẳng trong thu nhập.

    Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra mối liên quan giữa thương mại quốc tế- một thể hiện của mức độ hội nhập kinh tế quốc tế - và mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Chẳng hạn các lý thuyết kinh tế về thương mại quốc tế dựa trên mô hình tân cổ điển của Heckscher-Ohlin và định lý Stolpher-Samuelson cho rằng trao đổi thương mại thông qua hội nhập kinh tế sẽ giúp làm tăng trưởng kinh tế và làm giảm khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ nền kinh tế của các nước đang phát triển. Kỳ vọng đó được dựa trên nguyên lý lợi thế tương đối: trong nền kinh tế mở thì lao động trình độ thấp ở các nước đang phát triển sẽ trở nên khan hiếm hơn một cách tương đối và do đó sẽ có cơ hội tăng thêm thu nhập của mình.

    Tuy nhiên thực tế lại không xảy ra như vậy và điều này đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Chẳng hạn người ta thấy rằng, trong khi hội nhập kinh tế mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc khoảng 40 tỷ đôla mỗi năm thì thu nhập của những người nghèo ở nông thôn Trung Quốc giảm đi khoảng 6-7% mỗi năm (Xiaofei Tian: 2008, tr5)[88]. Đây là một vấn đề lớn không chỉ Trung Quốc mà còn cho cả các nước đang trên đường hội nhập như Việt Nam. Tại sao hội nhập kinh tế lại làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo và bằng con đường nào? Câu hỏi này cần được phân tích kỹ lưỡng để có các chính sách phù hợp trong việc xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

    Các nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế lên mức độ bất bình đẳng trong thu nhập đã được nghiên cứu khá nhiều, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các kết luận cho thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố này. Tuy nhiên các kết luận thu được từ nghiên cứu này chỉ đưa ra được cảnh báo về sự thay đổi trong bất bình đẳng trong thu nhập trong quá trình hội nhập kinh tế trên phương diện vĩ mô, mà không đưa ra các lý giải là hội nhập kinh tế tác động lên bất bình đẳng qua các kênh nào. Và do đó không đưa ra được các giải pháp trong việc giảm thiểu mức độ bất bình đẳng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

    Rõ ràng hội nhập kinh tế mở đường cho tự do hóa thương mại, làm cầu nối cho việc chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - một kênh quan trọng trong việc phổ biến công nghệ mới cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Điều này tạo cơ hội cho các tác nhân tham gia kinh tế trong việc sử dụng một cách hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình: vốn, tri thức và sức lao động. Tuy nhiên các tác nhân kinh tế, với điều kiện khác nhau về vốn, trình độ quản lý và trình độ lao động, sẽ phản ứng khác nhau với sự thay đổi do hội nhập kinh tế mang lại. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế có những đối tượng / cá nhân không đủ điều kiện để hội nhập với sự phát triển chung và dễ dàng bị bỏ rơi ngoài cuộc chơi. Điều này dẫn đến sự thay đổi trong bức tranh kinh tế theo tỉnh/ vùng miền của một nước. Hiệu quả sử dụng đầu vào sẽ khác nhau, tiến bộ công nghệ và do đó năng suất lao động cũng khác nhau. Tất cả điều này đều có ảnh hưởng tới mức độ bất bình đẳng trong kinh tế giữa các hộ gia đình.

    Hội nhập quốc tế cùng với sự tự do hóa thương mại và những dòng chảy đầu tư lớn vào trong nước, các viện trợ và nguồn tiền chuyển về từ nước ngoài cũng gây ra những thay đổi đáng kể cho xã hội, và những tác động của nó chắc chắn là rất không đồng đều. Giá cả có liên quan và cơ cấu cầu sẽ thay đổi rất nhiều, và sẽ có những người nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội mới và những người sẽ bị tụt hậu lại đằng sau. Những người có khiếu kinh doanh và có được các khả năng cần thiết sẽ có được thu nhập khổng lồ, trong khi đó những người vốn được lợi từ chế độ bao cấp trước đây nay lại trở thành nghèo khó. Những người trẻ tuổi với tấm bằng đại học và khả năng sử dụng tiếng Anh và khả năng tin học rõ ràng được trang bị tốt hơn những công nhân và nông dân đang phải vật lộn kiếm sống trong môi trường kinh tế mới. Để giảm bớt bất bình đẳng không cần thiết, chính phủ nên kiềm chế thị trường và toàn cầu hóa. Một chính sách tốt là chính sách có thể giám sát và đưa ra được những quy định tốt cho tiến trình chuyển đổi đồng thời cũng đưa ra được những giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội do tăng trưởng mang lại. Như vậy hội nhập kinh tế tác động tới bất bình đẳng thông qua nhiều phương diện và luận án sẽ từng bước ước lượng các tác động này.

    Trong nghiên cứu này, luận án sẽ phân tích ảnh hưởng tổng hợp của hội nhập kinh tế quốc tế thành các kênh khác nhau, đánh giá tác động của các kênh này lên bất bình đẳng trong thu nhập. Điều này không chỉ giúp đơn thuần đánh giá tác động mà còn đưa ra cơ sở cụ thể giúp các nhà hoạch định chính sách trong việc xử lý vấn đề bất bình đẳng thu nhập trong quá trình hội nhập. Nhằm mục đích trên, tác giả đi sâu nghiên cứu luận án với tiêu đề “Tác động của hội nhập quốc tế lên bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...