Luận Văn Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam​
    Information
    Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng.
    Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể đảo ngược.
    Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách nhanh chóng.
    Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến đổi gì?
    Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau.
    Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt.
    Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá.
    Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế ( từ các thị trường tiền tệ đến vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động v.v ) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được.
    Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân sốtrên địa cầu ngày càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá.
    Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu, do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách ( như tiền tệ, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng.
    Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa.
    Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế ( xuất nhập khẩu) và môi trường.
    Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
    Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam ”. Mục đích của khóa luận là thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này.
    Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia thành ba phần như sau:
    Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường
    Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên.
    Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    Trong một thời gian ngắn với phạm vi đề tài tương đối rộng, do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, các Cô giáo và các bạn.


    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MÔI TRƯỜNG1
    1. Những vấn đề lí luận chung
    1.1 Khái niệm môi trường
    1.2 Thành phần môi trường
    1.3 Tính chất môi trường
    1.4 Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường
    1. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường
    2.1 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái
    2.2 Bản chất của mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường
    1. Các quy định về môi trường trong thương mại quốc tế
    3.1 Quy định về môi trường của tổ chức thương mại quốc tế WTO
    3.2 Những điều khoản về thương mại trong các hiệp định môi trường đa biên MEAs
    3.3 Quy định về môi trường trong ISO 14000
    3.4 Quy định về môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
    3.4.1 Khái quát về các chính sách thương mại và chính sách môi trường
    3.4.2 Chính sách thương mại và môi trường trong việc hạn chế và phòng ngừa ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu
    3.4.3 Chính sách thương mại và môi trường trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ môi trường
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
    1.Tổng quan về môi trường thế giới và Việt Nam
    1.1 Tổng quan về môi trường thế giới
    1.1.1 Biến đổi khí hậu
    1.1.2 Suy giảm ôzôn tầng bình lưu
    1.1.3 Tăng khối lượng Nitơ
    1.1.4 Các rủi ro hoá chất
    1.1.5 Các thiên tai
    1.1.6 Đất, rừng và đa dạng sinh học
    1.1.7 Nước ngọt
    1.1.8 Biển và các khu vực ven biển
    1.1.9 Khí quyển
    1.1.10 Các tác động đô thị
    1.2 Hiện trạng môi trường Việt Nam
    1.2.1 Khí quyển và khí hậu
    1.2.2 Môi trường đất
    1.2.3 Môi trường nước lục địa
    1.2.4 Môi trường nước vùng biển ven bờ
    1.2.5 Rừng
    1.2.6 Đa dạng sinh học
    2. Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên39
    2.1 Tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu
    2.1.1 Ảnh hưởng của việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tới môi trường
    2.1.2 Ảnh hưởng của việc khai thác, chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu tới môi trường
    2.1.3 Ảnh hưởng của việc săn bắt, buôn bán và xuất lậu động vật quý hiếm tới môi trường
    2.1.4 Ảnh hưởng cả hoạt động khai thác, buôn bán lâm sản tới môi trường
    2.1.5 Ảnh hưởng của việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản tới môi trường
    2.2 Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường
    2.2.1 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng thiết bị, công nghệ cũ tới môi trường
    2.2.2 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và sử dụng phương tiện giao thông đến môi trường
    2.2.3 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu tới môi trường
    2.2.4 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu, lưu thông hoá chất tới môi trường
    3. Những vấn đề nổi cộm cần rút ra
    3.1 Về xuất khẩu
    3.2 Về nhập khẩu
    CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GẮN VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    1.Kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường của một số nước
    1.1 Kinh nghiệm của Hoa kì
    1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
    1.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc
    1.Chiến lược của Đảng và Nhà Nước ta về hoạt động xuất nhập khẩu và bảo vệ môi trường
    2.1 Chiến lược bảo vệ môi trường ở nước ta thời kì 2001-2010
    2.2 Chiến lược phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đến năm 2010
    2.3 Dự báo những xu hướng thương mại- môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững
    1. Các giải pháp và kiến nghị nhằm điều hoà cân bằng giữa phát triển xuất nhập khẩu và bảo vệ môi trường
    3.1 Giải pháp về phía Nhà Nước
    3.1.1 Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước
    3.1.2 Các giải pháp nhằm đảm bảo khả năng phát triển bền vững của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
    3.1.3 Các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt môi trường góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam
    3.1.4 Giải pháp về kĩ thuật
    3.1.5 Các giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng
    3.2 Một số công việc cấp bách của ngành thương mại nhằm góp phần bảo vệ môi trường trong những năm tới
    3.2.1 Nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thương mại
    3.2.2 Sớm xây dựng các chính sách và vạch ra lộ trình hợp lí để tham gia có hiệu quả AFTA, WTO và một số tổ chức kinh tế quốc tế khác
    3.2.3 Hoàn chỉnh chính sách xuất nhập khẩu
    3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường
    3.2.5 Mở các lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tranh thủ kinh nghiệm và sự tài trợ quốc tế
    3.3 Một số việc mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tiến hành
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...