MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Muốn mở rộng phát triển bất kỳ ngành kinh tế nào cũng cần có vốn, vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho tất cả các ngành, các khu vực kinh tế đặc biệt với ngành nông nghiệp ở khu vực nông thôn miền núi nhiều khó khăn, Nhà nước cần có những chính sách tín dụng hiệu quả thông qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội cho vay vốn bằng nhiều hình thức, phục vụ bằng nhiều phương thức để đáp ứng nhu cầu cho người sản xuất và kinh doanh. Thời gian qua, cùng với việc đổi mới chính sách kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tín dụng nói riêng đã có những đổi mới căn bản, thể hiện trên nhiều mặt, như hình thành hệ thống ngân hàng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ; ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ. Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua làm cơ sở pháp lý cho quản lý tiền tệ và thực thi chính sách tín dụng. Nhà nước đang rất quan tâm đến các chính sách tài chính tín dụng, vì đã xác định được trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay vốn là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên, nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, cần có những đánh giá khách quan về thực trạng của hoạt động tín dụng để từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp tích cực huy động và sử dụng nguồn vốn. Đại Từ là một huyện miền núi, kinh tế chậm phát triển mặc dù trong những năm gần đây đã có những bước tiến nhất định, song cơ cấu ngành nông