Thạc Sĩ Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển Kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tại h

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Muốn mở rộng phát triển bất kỳ ngành kinh tế nào cũng cần có vốn,
    vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Để đáp ứng được nhu cầu
    vốn cho tất cả các ngành, các khu vực kinh tế đặc biệt với ngành nông nghiệp
    ở khu vực nông thôn miền núi nhiều khó khăn, Nhà nước cần có những chính
    sách tín dụng hiệu quả thông qua các ngân hàng thương mại, Ngân hàng
    Chính sách Xã hội huyện Đại Từ, các tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội cho
    vay vốn bằng nhiều hình thức, phục vụ bằng nhiều phương thức để đáp ứng
    nhu cầu cho người sản xuất và kinh doanh. Thời gian qua, cùng với việc đổi
    mới chính sách kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách tiền tệ nói chung
    và chính sách tín dụng nói riêng đã có những đổi mới căn bản, thể hiện trên
    nhiều mặt, như hình thành hệ thống ngân hàng quản lý nhà nước về lĩnh vực
    tiền tệ; ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng
    kinh doanh tiền tệ. Luật Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng đã được
    Quốc hội thông qua làm cơ sở pháp lý cho quản lý tiền tệ và thực thi chính
    sách tín dụng. Nhà nước đang rất quan tâm đến các chính sách tài chính tín
    dụng, vì đã xác định được trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay vốn là
    nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng sản xuất và
    phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tuy nhiên,
    nguồn vốn chưa được sử dụng hiệu quả, cần có những đánh giá khách quan về
    thực trạng của hoạt động tín dụng để từ đó có cơ sở thực tiễn đề xuất giải
    pháp tích cực huy động và sử dụng nguồn vốn.
    Đại Từ là một huyện miền núi, kinh tế chậm phát triển mặc dù trong
    những năm gần đây đã có những bước tiến nhất định, song cơ cấu ngành nông
    nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp và dịch
    vụ, với phương thức sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, kinh tế kém phát triển
    so với nhiều vùng trong tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung. Để từng
    bước phát triển kinh tế, địa phương cần được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn
    cho sản xuất. Bước đầu cho vay vốn cải thiện điều kiện sản xuất, mở rộng quy
    mô theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Hiện nay, ngành sản xuất nông
    nghiệp rất cần vốn sản xuất kinh doanh, việc ưu tiên cho ngành nông nghiệp ở
    khu vực nông thôn miền núi còn hạn chế. Vì đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
    khó thu hồi vốn, rủi ro cao và hiệu quả kinh tế rất thấp. Hơn nữa, người nông
    dân quen với phương thức sản xuất cũ, với tâm lý tiểu nông không mạnh dạn
    đầu tư sản xuất. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ cụ thể không chỉ vốn mà còn
    khoa học công nghệ và kinh nghiệm, để nguồn vốn đầu tư cho địa phương
    sớm đem lại hiệu quả.


    Yêu cầu hiện nay là cần có đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động
    tín dụng ở địa phương, những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân từ đó
    rút kinh nghiệm tiếp tục phát huy kết quả và hạn chế những tồn tại, đưa ra chính
    sách thích hợp với thực tế và đem lại hiệu quả hơn. Vì những lý do đó chúng tôi
    tiến hành nghiên cứu đề tài "Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát
    triển Kinh tế nông nghiệp - Nông thôn tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái
    Nguyên".


    MỤC LỤC Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng biểu vii
    Danh mục các sơ đồ, biểu đồ ix
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu chung 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    3.2.1. Nội dung nghiên cứu 3
    3.2.2. Phạm vi thời gian 4
    3.2.3. Phạm vi không gian 4
    4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn 4
    5. Bố cục của luận văn 4
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TÍN DỤNG VÀ
    CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.1. Cơ sở khoa học 5
    1.1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng 5
    1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các hình thức tín dụng 5
    1.1.1.2. Lãi suất tín dụng 8
    1.1.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng 10
    1.1.1.4. Hộ nông dân với tín dụng 12
    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 20
    1.1.2.1. Hoạt động tín dụng Nông nghiệp - Nông thôn hiện nay ở một số
    nước trên thế giới và ở Việt Nam
    20
    1.1.2.2. Hệ thống các tổ chức tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế nông
    nghiệp của Việt Nam
    29
    1.1.2.3. Tổng quan tài liệu đã nghiên cứu về tác động của tín dụng đến
    phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn
    34
    1.1.2.4. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam và chính sách tín dụng phát
    triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn
    37
    1.2. Phương pháp nghiên cứu 41
    1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 41
    1.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 41
    1.2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp 41
    1.2.1.3. Xử lý số liệu ban đầu 42
    1.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 43
    1.2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
    1.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh 44
    1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất 45
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ
    2.1. Đặc điểm điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội 46
    2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình 46
    2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 46
    2.1.3. Đặc điểm Kinh tế - xã hội 47
    2.1.2.1. Đặc điểm xã hội 47
    2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế 48
    2.1.4. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện TN-KT-XH đến phát
    triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ
    52
    2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng huyện Đại Từ 53
    2.2.1. Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế nông
    nghiệp của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ
    53
    2.2.1.1. Tình hình đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ
    54
    2.2.1.2. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH huyện Đại Từ 60
    2.2.2. Tình hình cung ứng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển kinh tế
    nông nghiệp của Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ
    61
    2.2.2.1. Tình hình đầu tư vốn tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    của Ngân hàng NN&PTNT huyện Đại Từ
    62
    2.2.2.2. Kết quả hoạt động của NN&PTNT huyện Đại Từ trong giai đoạn
    2006-2008
    65
    2.3. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân 65
    2.3.1. Đặc điểm của các hộ được điều tra 66
    2.3.2. Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra 69
    2.3.2.1. Số lượng hộ có nhu cầu vay vốn với các mức lãi suất 69
    2.3.2.2. Nhu cầu về mức vốn vay 70
    2.3.2.3. Nhu cầu thời gian vay vốn 71
    2.3.3. Tình hình sử dụng vốn vay cho sản xuất KD của các hộ điều tra 71
    2.4. Tác động của tín dụng tới thu nhập hộ nông dân 74
    2.4.1. Tác động của tín dụng với thu nhập của hộ nông dân 74
    2.4.2. Tác động của tín dụng đối với lao động việc làm và xoá đói giảm nghèo 75
    2.4.2.1. Hộ vay vốn để mở rộng sản xuất 75
    2.4.2.2. Hộ vay vốn để đầu tư ngành sản xuất mới 76
    2.4.3. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ 77
    CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
    3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng nông thôn 82
    3.2. Giải pháp về tăng hiệu quả sử dụng vốn của hộ 84
    3.2.1. Giải pháp chung cho các nhóm hộ 87
    3.2.2. Giải pháp cho nhóm hộ nghèo và nhóm hộ trung bình 84
    3.2.3. Giải pháp cho nhóm hộ khá 86
    3.3. Giải pháp về thị trường vốn tín dụng huyện Đại Từ 88
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    PHỤ LỤC 95
    Kết quản phân tích hàm Cobb-Douglas 95
    Phiếu điều tra hộ 99
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...