Thạc Sĩ Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thống

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các hình vẽ
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài .1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .3
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .4
    7. Đóng góp mới của đề tài 5
    8. Kết cấu luận văn 5

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .6
    1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học
    tập 6
    1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá .6
    1.1.1.1. Định nghĩa hoạt động ngoại khoá .6
    1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa 7
    1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá .7
    1.1.1.4. Nội dung của hoạt động ngoại khóa .8
    1.1.1.5. Hình thức của hoạt động ngoại khóa 9
    1.1.1.6. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. 10
    1.1.1.7. Tác dụng của hoạt động ngoại khoá .12
    1.1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập .14
    1.1.2.1. Khái niệm tính tích cực học tập 14
    1.1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập .19
    1.1.2.3. Phân loại tính tích cực học tập 24
    1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .25
    1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến
    tính tích cực học tập .26
    1.2.1.1. Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động
    ngoại khóa đến tính tích cực học tập .26
    1.2.1.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tác động của hoạt động
    ngoại khóa đến tính tích cực học tập .28
    1.2.2. Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập .30
    1.2.2.1. Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập .30
    1.2.2.2. Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập .33
    1.3. Mô hình nghiên cứu 39

    CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43
    2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 43
    2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ
    thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ .43
    2.1.2. Những đặc điểm tiêu biểu của trường .44
    2.1.2.1. Thông tin chung .44
    2.1.2.2. Thành tích của trường 45
    2.1.2.3. Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn
    Liêm, Thành phố Cần Thơ 46
    2.2. Phương pháp nghiên cứu .49
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 49
    2.2.2. Quy trình nghiên cứu 51
    2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ 52
    2.2.4. Nghiên cứu chính thức 54
    2.2.5. Xây dựng thang đo .55
    2.2.6. Cách chọn mẫu .60

    CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TỚI
    TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
    THÔNG CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
    .62
    3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu .62
    3.2. Đánh giá thang đo .63
    3.2.1. Kiểm định thang đo 65
    3.2.2. Phân tích nhân tố 67
    3.2.2.1. Kết quả phân tích nhân tố lần 1 68
    3.2.2.2. Kết quả phân tích nhân tố lần 2 .70
    3.2.2.3. Phân tích nhân tố lần 3 .71
    3.3. Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa
    đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học 77
    3.4. Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt
    động ngoại khóa .78
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .89
    PHỤ LỤC 93

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển mạnh
    mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nước ta đang đứng trước cơ
    hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa –
    hiện đại hóa. Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước
    đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì thế,
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo là quyết
    sách hàng đầu. Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọng
    thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
    nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Muốn đào tạo
    nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan
    tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để HS phát triển
    thành những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất lẫn tinh
    thần. Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của nhà
    trường phổ thông là các HĐNK trong nhà trường.
    Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
    dục thời kỳ Phục Hưng đã nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm cả nội
    dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ ngoài việc học ở nhà, còn có các
    buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các
    nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một
    ngày.” (Rabơle in Dũng 2007)
    Hay nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc Makarenco (1888 – 1939), cũng đã
    từng nói “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
    không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá
    trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét
    vuông của đất nước ta Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không
    được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” (Rabơle
    in Dũng 2007)
    Những ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của HĐNK trong giáo
    dục phổ thông, tuy nhiên xuất phát từ thực tế công tác ở Thành phố Cần Thơ,
    tôi thấy có nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên nơi đây về sự ảnh hưởng của
    HĐNK tới HSTHPT như:
    HĐNK có tác động TC đến HSTHPT: giúp các em có khả năng tiếp thu
    kiến thức môn học tốt, tạo thái độ học tập TC, rèn các kỹ năng cần thiết cho
    các em, góp phần hình thành nhân cách của HS.
    Lại có ý kiến cho rằng HĐNK trong nhà trường phổ thông chưa được
    tiến hành một cách đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác kiểm
    tra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, hoạt động này chiếm nhiều thời gian,
    tiền bạc của HS, thậm chí nó còn gây nguy hiểm cho các em. HĐNK chưa
    mang lại hiệu qủa thực sự cho quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường.
    Vì vậy, nhằm đưa ra một quan điểm đầy đủ, đúng đắn về tác động của
    HĐNK tới TTCHT của HSTHPT để tìm ra những giải pháp tổ chức các
    HĐNK có ảnh hưởng TC đến HSTHPT, thu hút HS tham gia với niềm ham
    mê, tự nguyện, thực sự phát huy được tính sáng tạo, TC học tập đồng thời
    hình thành được các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cho HS.
    Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính
    tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông
    ” (Nghiên cứu trường
    hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ).


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích tác động của
    HĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần
    Thơ.

    3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
    – Đối tượng nghiên cứu
    HĐNK và TTCHT của HS trường THPT.
    – Khách thể nghiên cứu
    HS và GV Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.
    4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
    – Câu hỏi nghiên cứu
    Câu 1: HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT của HS Trường
    THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ?
    Câu 2: Có sự tương đồng hay khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS
    nữ, giữa HS các khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia
    HĐNK?
    – Giả thuyết nghiên cứu
    H1: HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu
    Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động,
    Phương pháp học tập, Ý thức học tập và khả năng vận dụng.
    H2: Có sự khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS nữ, giữa HS các
    khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia HĐNK.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Cụ thể:
    – Hồi cứu tài liệu: Các bài viết trên các tạp chí, sách, đề tài nghiên cứu
    v v liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
    – Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối
    tượng (02 cán bộ quản lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật
    ngữ trong thang đo cho phù hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...