Luận Văn Tác động của hoàn cảnh sống đến vốn từ vựng ở trẻ độ tuổi mẫu

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tác động của hoàn cảnh sống đến vốn từ vựng ở trẻ độ tuổi mẫu
    A- Phần mở đầu

    1. Lịch sử nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Ngôn ngữ trẻ em không chỉ là vấn đề mà ngôn ngữ học khai thác mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác như tâm lý học, xã hội học, tâm thần học Tâm lý học nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em để rút ra mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tâm lý trẻ; xã hội học nhằm vào mục đích để minh chứng, giải thích thêm về các hành động xã hội của trẻ, tâm thần học nghiên cứu ngôn ngữ trẻ để chữa và trị các bệnh về tâm lý cho trẻ Nói chung, ngôn ngữ là một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
    Xét ở phương diện ngôn ngữ học, chúng ta không quan tâm đến sự tác động của ngôn ngữ ở phạm vi của các ngành khoa học khác mà tập trung khai thác nó ở các khía cạnh ngôn ngữ học xã hội - tức là xem xét chiều hướng sử dụng ngôn ngữ của một bộ phận, một nhóm người, mà cụ thể ở đây là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo để rút ra quy luật sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
    Trong ngôn ngữ học, đã có một số đề tài đi vào khai thác về ngôn ngữ học trẻ em tiền học đường. Song, sự nghiên cứu thường tập trung vào vốn ngôn ngữ theo quá trình phát triển tâm lý hoặc một số vấn đề về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong một bối cảnh nhất định.
    Trong phạm vi niên luận này, tôi sẽ tập trung nghiên cứu về sự tác động một cách tổng thể của hoàn cảnh sống đến sự hình thành và phát triển vốn từ vựng của trẻ em độ tuổi mẫu giáo - tức độ tuổi 3 -5, độ tuổi mà khả năng giao tiếp của trẻ cơ bản được định hình.
    2. Lý do chọn đề tài
    Trẻ ở tuổi từ 3 đến 5, có khả năng hình thành ngôn ngữ mạnh mẽ. Ở giai đạn tuổi này, khả năng bắt trước cách diễn đạt ở trẻ rất cao, do vậy bất cứ một từ, một khái niệm, một cách nói nào của người lớn cũng được trẻ nhanh chóng tiếp thu và vận dụng.
    Hơn thế, nghiên cứu về hoàn cảnh tác động đến ngôn ngữ của trẻ giai đoạn mẫu giáo lớn cũng có những đặc điểm riêng.
    Ở độ tuổi từ 1 đến 3, tuy khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ cũng khá mạnh nhưng vốn từ cho các giao tiếp cơ bản hầu như chưa hình thành. Ở giai đoạn từ 3-5 tuổi, nhìn chung khả năng giao tiếp với vốn từ thông dụng đã hình thành. Theo đó, sự khác biệt về ngôn ngữ của trẻ do hoàn cảnh sống chi phối được thể hiện một cách rõ rệt hơn.
    Ở lứa tuổi học đường, mặc dù môi trường chủ yếu của các em là gia đình và nhà trường nhưng lúc này các sinh hoạt và giao tiếp ngoài phạm vi đó cũng đã hình thành (chẳng hạn tham gia nhiều chương trình học, nhiều khoá học khác nhau; tự tổ chức đi picnic mà không có sự tham gia của gia đình và trường, quan hệ bạn bè mở rộng hơn ).
    Ở lứa tuổi trưởng thành, môi trường, hoàn cảnh giao tiếp của họ rất phức tạp, theo đó ta khó bóc tách môi trường sống của họ để nghiên cứu về tác động của môi trường sống đến ngôn ngữ của họ một cách tổng hợp. Tác động của hoàn cảnh sống ở đây chủ yếu được khai thác ở một khía cạnh nào đó (nghề nghiệp, gia đình ). Song, trên thực tế môi trường sống và sự tiếp xúc của họ phức tạp hơn rất nhiều, do đó việc nghiên cứu tác động của hoàn cảnh, môi trường sống của họ có nhiều điểm phức tạp.
    Độ tuổi 3-5 , hoàn cảnh môi trường chủ yếu của trẻ là gia đình và nhà trường. Mọi hoạt động của trẻ hầu như không tách rời hai môi trường đó và nó chi phối hoàn toàn tới khả năng giao tiếp của các em. Do đó, việc tác động của hoàn cảnh sống và môi trường sống đến ngôn ngôn ngữ của độ tuổi này được thể hiện một cách rõ nét, khiến ta dễ dàng nhận ra hơn. Từ đó việc nghiên cứu sự tác động tổng thể của môi trường sống đến sự hình thành vốn từ vựng của trẻ hoàn toàn có tính khả thi.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Từ việc nghiên cứu đề tài này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của hoàn cảnh sống đối với việc hình thành ngôn ngữ của trẻ, đồng thời cũng thấy rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đó.
    Thông qua các kết quả thu được từ nghiên cứu này, chúng ta có thể rút kinh nghiệm và có những cách thức hợp lý trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo lớn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu đề tài này, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng là quan sát nhằm nắm bắt được hành vi nói năng của đối tượng.
    Đối tượng quan sát chủ yếu mà chúng tôi khai thác bao gồm tất cả các trường hợp liên quan:
    .Trẻ em ở nông thôn
    .Trẻ em ở thành thị
    .Trẻ em có thành phần gia đình khác nhau.
    - Phương pháp quan sát:
    Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã trực tiếp đến nhà các gia đình và các trường học có trẻ trong đối tượng quan sát để tiến hành quan sát. Vì yêu cầu của đề tài nghiên cứu nên chúng tôi không chỉ quan sát đối tượng trung tâm là trẻ mà còn kết hợp với việc quan sát các đối tượng khác trong môi trường trong phạm vi giao tiếp của trẻ.
    Việc quan sát được kết hợp và vận dụng nhiều loại khác nhau, bao gồm: quan sát kín; quan sát ẩn và nhanh; quan sát có tham dự để có thể thu được kết quả tốt nhất với các dạng đối tượng khác nhau. Việc quan sát được thực hiện cùng quá trình ghi chép, ghi âm để lấy được dẫn chứng xác thực và hiệu quả.
     
Đang tải...