Tài liệu Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì và cam kết của VIỆT NAM khi gia nhập WTO đối với

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì (được đại diện của hai chính phủ kí
    ngày 13/7/2000), đã đánh dấu việc hoàn tất
    quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, là bước tiến quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, chuẩn bị các điều kiện và tiền đề cần thiết để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo Hiệp định được đề cập chủ yếu tại Chương III - Thương mại dịch vụ (cam kết chung). Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng được ghi nhận tại phụ lục F và G. Ngoài những nội dung liên quan đến thương mại hàng hoá, các vấn đề về thương mại dịch vụ trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng chiếm vị trí khá quan trọng.
    Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức
    trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau 11 năm tiến hành đàm phán với các bên liên quan. Các quy tắc của WTO được xây dựng trên cơ sở đàm phán thương mại đa phương đã phản ánh ý chí và nguyện vọng của các thành viên về “luật chơi chung” cho tự do thương mại và phát triển. Các quy tắc này đã được thể hiện trong Bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Với độ dài hơn 1000 trang, Bộ văn kiện gia nhập WTO gồm tất cả các yêu cầu đối với việc tuân thủ các chuẩn





    mực của WTO về tính minh bạch, các quy trình phù hợp và tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ.
    Việc xem xét các cam kết của Việt Nam
    về lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng cùng với sự tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO (sau đây gọi chung là Hiệp định và cam kết) đối với hệ thống pháp luật ngân hàng nói chung có ý nghĩa quan trọng trên cả hai phương diện hoàn thiện pháp luật lẫn thực tiễn hoạt động của ngân hàng. Chúng tác động trực tiếp đến hệ thống pháp luật ngân hàng của Việt Nam.
    1. Những tác động đối với thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam
    Sự gia tăng các hoạt động tài chính - tiền
    tệ quốc tế trong vòng gần hai thập kỉ qua đã cho thấy xu hướng phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế và tác động của nó đối với nền tài chính - tiền tệ mỗi nước. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nhất là dịch vụ internet đã kéo theo sự bùng nổ các hoạt động tài chính - tiền tệ quốc tế. Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ đã làm xuất hiện các công cụ tài chính mới (như mua bán kì hạn, quyền chọn), làm cho các khối lượng giao dịch tài chính tăng lên đáng


    * Ngân hàng liên doanh SHINHAN VINA Chi nhánh Hà Nội



    kể. Tổng lượng giao dịch ngoại hối trên thế giới tăng từ 15-20 tỉ USD mỗi ngày vào những năm 70 lên đến 1,5 ngàn tỉ mỗi ngày vào năm 1998; hoạt động cho vay của ngân hàng quốc tế tăng từ 265 tỉ USD vào năm 1975 lên tới 4,2 ngàn tỉ USD vào năm 1994 và đến nay vào khoảng 5000 tỉ. Điều đáng lưu ý là trong tổng số các giao dịch tài chính thương mại quốc tế thì các giao dịch tài chính ngày càng tăng lên so với các giao dịch thương mại hàng hoá.
    Trong những năm 70 của thế kỉ XX, khi 90% các giao dịch ngoại hối nhằm phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá thì hiện nay con số này chỉ còn 5%. Điều này có nghĩa giá trị trong 10 ngày giao dịch trên thị trường tài chính xấp xỉ giá trị tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà thế giới sản xuất trong một
    năm.(1) Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế
    thế giới đang ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động tài chính quốc tế. Xu hướng phát triển của ngân hàng trên thế giới đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng hoạt động, cung ứng vốn cho các nền kinh tế thiếu vốn nhưng lại ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng của các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển hoặc các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Quá trình nhất thể hoá thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế đã dẫn tới việc tự do hoá hoạt động ngân hàng, gây tác động mạnh đến thị trường tiền tệ của mỗi nước. Các tác động này được biểu hiện ở chỗ nó làm cho các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ của hệ thống ngân hàng một nước được cải thiện, khả năng cạnh tranh cũng như việc hiện đại hoá công nghệ được tăng cường, khả năng thích ứng với quá trình hội nhập quốc tế



    được nâng cao. Do tác động của quá trình quốc tế hoá này, việc mở cửa thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam sẽ cho phép khơi thông các kênh dẫn vốn quốc tế vào Việt Nam, tạo điều kiện để nền kinh tế khai thác các nguồn vốn trung và dài hạn, học hỏi công nghệ ngân hàng, trình độ quản lí kinh doanh. Đồng thời, quá trình này cũng đặt ra những khó khăn và thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như đặt ra các yêu cầu, chuẩn mực pháp lí mới trong hoạt động ngân hàng.
    Kể từ khi WTO ra đời (năm 1995), khung pháp lí điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động ngân hàng trên phạm vi quốc tế được hình thành thông qua Hiệp định về thương mại dịch vụ của WTO (còn gọi là Hiệp định GATS). Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì đã lấy các nguyên tắc và chuẩn mực của Hiệp định GATS làm cơ sở điều chỉnh chung các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng - tài chính với những cam kết khá cởi mở từ phía Việt Nam.
    Việt Nam cam kết với Hoa Kì và với các bên tham gia kí kết khác là thành viên WTO cho phép sự hiện diện của các tổ chức tín dụng dưới các hình thức pháp lí khác nhau. Ngân hàng thương mại nước ngoài tồn tại dưới các hình thức: Chi nhánh ngân hàng, ngân hàng liên doanh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài (được phép thành lập từ 2/4/2007). Đối với công ti tài chính, công ti cho thuê tài chính được tồn tại dưới hình thức liên doanh công ti, 100% vốn nước ngoài.
    Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa



    Kì và các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam đang và sẽ tác động rất lớn đối với thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam. Theo đó, tổ chức hoạt động ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài được nhận tiền gửi và các khoản tiền từ công chúng; cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu và các giao dịch thương mại khác; thuê mua tài chính; tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bao gồm các thẻ tín dụng, ghi nợ, báo nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng (PCPC 81339); bảo lãnh và cam kết; môi giới tiền tệ; quản lí tài sản như quản lí tiền mặt, quản lí danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lí đầu tư tập thể, quản lí quỹ hưu trí, các dịch vụ trông coi bảo quản, lưu trữ và ủy thác; các dịch vụ thanh toán và quyết toán đối với các tài sản chính bao gồm các chứng khoán, các sản phẩm tài chính phái sinh và các công cụ thanh toán khác; cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính và các phần mềm của nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác; tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụ trợ khác liên quan đến các hoạt động tại các mục (a) đến (k) kể cả tham chiếu và phân tích tín dụng, tư vấn và nghiên cứu đầu tư, tư vấn về thụ đắc, về chiến lược và cơ cấu công ti; buôn bán cho tài khoản của mình hay cho tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC) hay trên các thị trường khác.
    Theo nội dung Hiệp định thương mại
    Việt Nam - Hoa Kì và các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng



    Hoa Kì và các TCTD nước ngoài thuộc WTO sẽ được mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm ngân hàng mới tại thị trường Việt Nam mà các ngân hàng Hoa Kì và nước ngoài này có nhiều ưu thế, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính thông qua các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế (như bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bao thanh toán ). Trình độ công nghệ thông tin sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài này chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tài chính và xử lí các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Hệ thống các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Các hạn chế về vốn, trình độ quản lí kinh doanh, tình trạng yếu kém về tài chính, sự bất cập của hệ thống pháp luật ngân hàng cũng đang là những trở ngại không nhỏ cho cuộc cạnh tranh gay gắt trong những năm tới. Ngoài ra, việc các ngân hàng Việt Nam được hưởng những cam kết theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì hay cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam tại Hoa Kì hay tại các nước thành viên WTO đến mức độ nào không chỉ phụ thuộc vào khả năng và sức cạnh tranh của mình mà còn bị tác động bởi các hiểu biết về pháp luật ngân hàng của Hoa Kì và các nước thành viên.
    2. Những tác động đối với hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...